VPS, SSI và TCBS cùng đánh rơi thị phần môi giới trên HOSE quý 3/2024

Tính chung quý 3, tổng thị phần môi giới của 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo lớn nhất trong quý 3/2024 chiếm 67,81% toàn HOSE, giảm so với mức 68,11% của quý 2 và 69,13% của quý 1...

VPS, SSI và TCBS cùng đánh rơi thị phần môi giới trên HOSE quý 3/2024

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa công bố danh sách 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo lớn nhất trong quý 3/2024 bao gồm: VPS, SSI, TCBS, VNDIRECT, Vietcap, HSC, MBS, Mirae Asset, FPTS và KIS.

Tính chung quý 3, tổng thị phần môi giới của top 10 công ty chứng khoán dẫn đầu chiếm 67,81% toàn HOSE, giảm so với mức 68,11% của quý 2 và 69,13% của quý 1.

Đáng chú ý, 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất là VPS, SSI và TCBS đều bị thu hẹp đáng kể thị phần trong quý 3 vừa qua. Trong đó, Chứng khoán VPS với thị phần đạt 17,63%, đã giảm so với thị phần 18,16% của quý 2 và mức 20,29% của quý 1, qua đó ghi nhận mức thấp nhất trong vòng hơn một năm kể từ quý 2/2023 nhưng vẫn dẫn đầu thị trường.

anh-chup-man-hinh-2024-10-07-luc-111003-5474.png

Chứng khoán SSI xếp thứ 2 với thị phần 8,84%, đây là mức thấp nhất trong nhiều năm. Chứng khoán TCBS ghi nhận thị phần đạt 7,09% giảm đôi chút so với mức cao kỷ lục trước đó.

Biến động lớn nhất là Chứng khoán VNDirect khi đánh rơi đáng kể thị phần trong quý 3 qua đó tụt xuống vị trí thứ 6, với thị phần chỉ còn 5,7% - mức thấp nhất trong vòng 8 năm kể từ đầu 2016.

anh-chup-man-hinh-2024-10-07-luc-111059-6992.png

Chiều ngược lại, Chứng khoán HSC và Vietcap vươn lên mạnh mẽ. Vietcap vừa có bước nhảy vọt lên vị trí thứ 4 với thị phần 6,78% và thế chỗ cho VNDirect. Trong khi đó, HSC có 5 quý liên tiếp tăng trưởng thị phần so với quý trước để leo lên đứng thứ 5 với 6,65%.

Top phía sau không có nhiều thay đổi lớn ngoại trừ việc vị trí thứ 9 thay đổi khi Chứng khoán Vietcombank (VCBS) “ngậm ngùi” rời top 10 và được thay thế bởi Chứng khoán FPT (FPTS) với 2,97% thị phần. Quý 3 cũng đánh dấu sự trở lại của FPTS sau quý 2 vắng bóng.

Thực tế, 3 công ty Chứng khoán FPTS, VCBS và KIS thường xuyên “thi đấu” cho 2 vị trí cuối trong top 10 với thị phần dưới 3%. Trong khi đó, Chứng khoán Mirae Asset tiếp tục duy trì thị phần dưới 5%.

Xem thêm

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...