Vừa đổi tên, chuyển trụ sở, Sữa Quốc tế LOF muốn vay 2.100 tỷ đồng

Mục đích vay vốn để bổ sung vốn lưu động và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa và từ sữa trong giai đoạn 2024 - 2025...

Nhà máy Sữa Quốc tế LOF tại Bình Dương
Nhà máy Sữa Quốc tế LOF tại Bình Dương

Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế LOF (mã chứng khoán: IDP) vừa thông qua kế hoạch vay vốn, thế chấp tài sản và ký các hợp đồng giao dịch tại 3 ngân hàng với hạn mức tối đa 2.100 tỷ đồng.

Theo đó, Sữa Quốc tế LOF dự kiến vay vốn, phát hành bảo lãnh, phát hành thư tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Chi nhánh TP.HCM với hạn mức 700 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Bến Nghé với hạn mức 600 tỷ đồng và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Nhuận với hạn mức 800 tỷ đồng.

Sữa Quốc tế LOF cho biết sẽ dùng hợp đồng tiền gửi thuộc sở hữu công ty/thành viên vốn góp/bên thứ ba, trái phiếu, máy móc thiết bị, bất động sản làm tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán, trả nợ của công ty tại 3 ngân hàng trên.

Mục đích vay vốn để bổ sung vốn lưu động và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa và từ sữa trong giai đoạn 2024 - 2025.

Trước đó, vào ngày 19/7, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế LOF, với "LOF" là viết tắt cho "Lots of Love." Sau khi đổi tên, trụ sở chính của công ty đã chuyển từ Ba Vì, Hà Nội, đến khu công nghiệp Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bình Dương.

0g9a1879-1721386102434593305000-107-0-1707-2560-crop-1721386336947615787949.jpeg
Lễ công bố Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP đổi tên thành Công ty cổ phần Sữa Quốc tế LOF

Được biết, thời gian tới, công ty sẽ vận hành tổng cộng 3 nhà máy. Trong đó, nhà máy Bàu Bàng, dự kiến vận hành đầu năm 2025, có công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngoài nhà máy Bàu Bàng, công ty hiện đang sở hữu 2 nhà máy với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu (tại Ba Vì và Củ Chi) với tổng công suất lên đến 300.000 tấn sản phẩm/năm.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024, doanh thu thuần công ty đạt 1.929 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 23%, lên mức 287,9 tỷ đồng.

Điểm sáng trong kết quả kinh doanh quý 2/2024 đến từ doanh thu tài chính tăng 27,9% đạt 41,4 tỷ đồng. Trong khi đó, hầu hết các chi phí đều giảm so với cùng kỳ như chi phí tài chính giảm 13,1% còn 16,6 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm từ 56,1 tỷ đồng xuống mức 53,1 tỷ đồng trong quý 2/2024.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, Sữa Quốc tế LOF ghi nhận doanh thu đạt 3.514 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 511,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và 13% so với nửa đầu năm 2023.

Năm 2024, Sữa Quốc tế LOF đặt kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu thuần dao động từ 7.800 – 8.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 17 – 20% so với thực hiện năm 2023. Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 5 – 6%, còn 850 – 950 tỷ đồng.

Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã hoàn thành 45% mục tiêu doanh thu và 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2024.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-29 lúc 16.33.38.png
Thị giá cổ phiếu IDP trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 29/8, cổ phiếu IDP đóng cửa ở mức 273.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp sữa này trên thị trường đạt khoảng 16.872 tỷ đồng.

Xem thêm

Cử tri kiến nghị giảm lãi suất cho vay xuống 4%/năm cho người có công với cách mạng, thương bệnh binh vay vốn ưu đãi

Cử tri kiến nghị giảm lãi suất cho vay xuống 4%/năm cho người có công với cách mạng, thương bệnh binh vay vốn ưu đãi

Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị giảm lãi suất cho vay xuống 4%/năm về vay vốn ưu đãi cho một số đối tượng, Bộ Xây dựng cho biết ,sẽ tiếp tục phối hợp để chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...