“Vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán: Đút túi hàng trăm tỷ tiền lãi mỗi quý

Đến hết quý 2/2024, PV Gas có đến hơn 43.900 tỷ đồng tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn), tăng hơn 3.000 tỷ so với thời điểm đầu năm. Đây là lượng tiền mặt lớn nhất PV Gas từng nắm giữ tại ngày cuối quý kể từ khi hoạt động...

“Vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán: Đút túi hàng trăm tỷ tiền lãi mỗi quý

Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (PV Gas – mã chứng khoán: GAS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024. Trong kỳ vừa qua, PV Gas ghi nhận doanh thu thuần đạt 30.052 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn hơn 5.700 tỷ đồng, tăng 23%.

Lãi gộp tăng mạnh, nhưng biến động ở các chỉ tiêu khác đã thu hẹp lợi nhuận của GAS. Trong đó, doanh thu tài chính đi lùi 26%, còn 445 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng mạnh lên 229 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ, do lỗ chênh lệch tỷ giá.

Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng vọt lên gần 1.200 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ, chủ yếu do ghi nhận hơn 815 tỷ đồng chi phí dự phòng (cùng kỳ chỉ hơn 100 tỷ đồng).

Kết quả, PV Gas thu về 3.416 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần 7% so với quý 2/2023. Trong đó, lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 3.321 tỷ đồng, cũng tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, PV Gas ghi nhận doanh thu thuần đạt 53.367 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 5.960 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và giảm 10% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, "ông lớn" ngành khí Việt Nam đã thực hiện 75% kế hoạch doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Năm 2024, PV Gas lên kế hoạch thận trọng với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 70.716 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5.798 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 51% so với thực hiện 2023. Đây là chỉ tiêu lợi nhuận thấp nhất kể từ khi PV Gas niêm yết năm 2012.

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, PV GAS cho biết kế hoạch được đặt trong bối cảnh nguồn khí trong nước bước vào giai đoạn suy giảm nhanh, đặc biệt là nguồn từ hệ thống Nam Côn Sơn 1, Hàm Rồng - Thái Bình. Nguồn khí có giá rẻ giảm sâu, vì vậy phải thay thế bằng nguồn giá cao như Thiên Ưng, Đại Hùng, Sao Vàng - Đại Nguyệt, PM3 - Cà Mau mua từ Petronas. Các nguồn này đang chiếm tỷ trọng lớn.

Mặt khác, điện khí dự kiến tiêu thụ thiếu ổn định (do dự báo giá than năm 2024 thấp hơn bình quân năm 2023, năng lượng tái tạo tăng,...); nhóm khách hàng Điện mới (Nhơn Trạch 3&4) thiếu ổn định trong giai đoạn vận hành thử. Bên cạnh đó, nhóm khách hàng công nghiệp dự kiến gặp nhiều khó khăn, bị hạn chế tiêu thụ bởi khả năng cấp khí của mỏ Hàm Rồng - Thái Bình.

Trong khi đó, thị trường kinh doanh LPG (khí dầu mỏ hoá lỏng) trong nước có sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn cung và thị phần, kéo mặt bằng giá xuống thấp, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Bản chất LPG cũng đang biến động thất thường khó dự đoán, rủi ro liên quan đến giá khá cao, do đó việc kinh doanh trong nước cũng như quốc tế sẽ khó khăn.

Ngoài ra, sự cố phía thượng nguồn có xu hướng ngày một tăng và thường kéo dài thời gian dừng/gián đoạn cấp khí. Chi phí bảo dưỡng sửa chữa cho các công trình khí ngày một lớn, trong khi sản lượng khí đưa về bờ ngày một giảm, làm tăng giá thành các sản phẩm khí.

Tại cuối quý 2/2024, tổng tài sản của PV GAS đạt hơn 95.000 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm gần 70.500 tỷ đồng, tăng 13%.

Đáng chú ý, tính đến ngày 30/6/2024, PV Gas có đến hơn 43.900 tỷ đồng tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn), tăng hơn 3.000 tỷ so với thời điểm đầu năm. Đây là lượng tiền mặt lớn nhất PV Gas từng nắm giữ tại ngày cuối quý kể từ khi hoạt động.

Với lượng tiền khổng lồ nêu trên, PV Gas vẫn giữ ngôi "vua" tiền mặt trên sàn chứng khoán quý 2/2024.

Nhờ nắm giữ một lượng tiền gửi lớn, PV Gas "ngồi không" cũng bỏ túi hàng trăm tỷ lãi tiền gửi mỗi quý. Trong quý 2 vừa qua, doanh thu tài chính của doanh nghiệp này đạt gần 445 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là lãi tiền gửi. Con số này thấp hơn mức gần 600 tỷ cùng kỳ 2023 chủ yếu do mặt bằng lãi suất thấp hơn. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, PV Gas "bỏ túi" gần 831 tỷ đồng lãi tiền gửi, tương ứng trung bình mỗi ngày lãi 4,5 tỷ đồng.

Một thông tin đáng chú ý khác, PV Gas mới đây đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền cho năm 2023. Theo đó, tổng công ty sẽ trả cổ tức năm 2023 tỷ lệ 60%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận được 6.000 đồng. Đây là tỷ lệ cổ tức cao kỷ lục của PV Gas.

Với khoảng gần 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, PV Gas dự chi khoảng hơn 13.780 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trong đó, hầu hết số tiền (hơn 13.200 tỷ đồng) sẽ chảy về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – công ty mẹ của GAS, hiện đang sở hữu tới 95,76% vốn điều lệ doanh nghiệp. Thời gian bắt đầu chi trả là từ 14/10 – 29/11/2024.

anh-chup-man-hinh-2024-07-31-luc-150755-8485.png
Diễn biến thị giá cổ phiếu GAS trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/7, thị giá cổ phiếu GAS tăng 3,5%, hiện đạt mức 79.9000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của “ông lớn” dầu khí này trên thị trường ước tính lên đến 183.510 tỷ đồng.

Xem thêm

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Phục hồi mạnh mẽ, ngành thép sẵn sàng đón sóng tăng

Sau thời gian gặp khó khăn, ngành thép đang phục hồi mạnh mẽ bởi sự khởi sắc của thị trường bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng, mở ra triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn trong các quý còn lại của năm 2024…

Ngành điện vẫn chìm trong “bóng tối”

Ngành điện vẫn chìm trong “bóng tối”

Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành điện đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2024. Trong đó, phần lớn các công ty đều phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận. Điều này phản ánh rõ những thách thức và khó khăn mà ngành điện đang phải đương đầu…

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...