Walmart đề nghị mua lại toàn bộ nhà bán lẻ Massmart của Nam Phi

Walmart Inc đã đưa ra đề nghị trị giá 6,4 tỷ rand (377,6 triệu USD) cho 47% cổ phần còn lại taị nhà bán lẻ Massmart của Nam Phi mà họ chưa sở hữu, định giá nó ở mức cao hơn 50%.
Walmart đề nghị mua lại toàn bộ nhà bán lẻ Massmart của Nam Phi

Cổ phiếu của Massmart đã tăng 46% sau khi công ty công bố tin tức này, vì Chủ tịch Massmart Kuseni Dlamini  cho biết lời đề nghị có vẻ "công bằng và hợp lý."

Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới đã mua lại 51% cổ phần của Massmart vào năm 2010 với giá 2,3 tỷ USD, một khoản đầu tư được coi là chiến lược “giành được một phần trong 'Câu chuyện tăng trưởng của châu Phi.’”

Nhưng kể từ đó, Massmart đã gặp khó khăn khi đối mặt với các nhà bán lẻ địa phương khác rất cạnh tranh và có lợi nhuận cao như Shoprite và Woolworths, hạn chế mục tiêu của công ty là mở rộng hơn nữa ở châu Phi và khiến nó mất đi gần ba phần tư giá trị thị trường trong thập kỷ qua.

Walmart đã đưa mức giá 62 rand cho mỗi cổ phiếu Massmart đang lưu hành, cao hơn 53% so với giá đóng cửa vào cuối tuần trước. Massmart cho biết thêm rằng nếu được chấp thuận, nó sẽ hủy niêm yết công ty.

Thỏa thuận này sẽ giúp "Walmart can thiệp sâu hơn vào hoạt động tại Nam Phi“, Chủ tịch Dlamini của Massmart nói với các phóng viên.

Massmart, đơn vị bán lẻ cung cấp nhiều mặt hàng tùy ý như quần áo, đồ dùng gia đình và hàng hóa theo mùa, đã phải đối mặt với một số thách thức trong những năm gần đây, buộc Walmart phải giải quyết các khoản cứu trợ tài chính và chuyển các khoản vay thành vốn chủ sở hữu.

walmart

Ban lãnh đạo của Massmart đã đưa ra một kế hoạch xoay vòng vào năm 2019 liên quan đến việc bán bớt các tài sản không phải cốt lõi, nhưng vẫn là chưa đủ và buộc sự hỗ trợ tài chính của Walmart phải tăng lên trong thời gian đại dịch khi bơm thêm 4 tỷ rand vào công ty.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 được tiếp nối sau đó với tình trạng bất ổn dân sự vào năm ngoái, ngập lụt các cửa hàng hồi đầu năm và gần đây nhất là lạm phát.

"Đề nghị tiềm năng, nếu được hoàn tất, sẽ cung cấp cho Massmart quyền truy cập cần thiết để hỗ trợ tài chính và hoạt động liên tục", Massmart cho biết trong một tuyên bố.

Các nhà phân tích và chủ ngân hàng cho biết, vì đã đầu tư hàng tỷ USD vào Massmart nên rất khó để Walmart rút lui ngay bây giờ, đặc biệt là khi các đối thủ đã cho thấy thị trường bán lẻ Nam Phi rất khả quan. 

Các công ty cùng ngành đã công bố tỷ suất lợi nhuận gộp - thước đo lợi nhuận chính của các công ty bán lẻ - lên tới 36%, gần gấp đôi so với Massmart.

Số tiền mà Walmart đã đầu tư vào Massmart chỉ là một phần nhỏ so với lợi nhuận mà Walmart tạo ra hàng năm, vì vậy họ có thể tiếp tục đầu tư cho đến khi xoay chuyển được tình hình, một chủ ngân hàng đã từng tư vấn cho Massmart trước đây cho biết.

Khoản lỗ của Massmart đã mở rộng trong 26 tuần kết thúc vào ngày 26/6 lên 903,5 triệu rand, tăng đáng kể từ mức lỗ 358,5 triệu rand một năm trước đó.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...