Xu thế chứng khoán ngày 13/3: Không vội bắt đáy ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cân bằng và ưu tiên nắm giữ nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps. Đồng thời, không nên vội bắt đáy ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và cần chờ thêm cơ hội ở vài phiên chiết khấu sắp tới...

Xu thế chứng khoán ngày 13/3: Không vội bắt đáy ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Trong phiên giao dịch ngày 12/3, VN-Index phục hồi khá tích cực ở vùng hỗ trợ quanh 1.235 điểm tương ứng đường giá trung bình MA20 ngày. Kết phiên VN-Index tăng 9,51 điểm (+0,77%) lên mức 1.245.00 điểm, dưới vùng giá cao nhất tháng 8/2023. VN30 kém tích cực hơn, phục hồi kiểm tra lại đường giá MA20 ngày tương ứng quanh 1.250 điểm.

HNX-Index tăng 0,19 điểm (0,08%) lên mức 234,03 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về tích cực sau 2 phiên chịu áp lực giảm mạnh với 346 mã tăng giá (10 mã tăng trần), 269 mã giảm giá (5 mã giảm sàn) và 173 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 22.445.8 tỷ đồng, giảm 13,07% so với phiên trước, trên mức trung bình. Mức độ phục hồi kém ở nhiều mã sau áp lực điều chỉnh, tuy nhiên thị trường vẫn có nhiều mã rất tích cực, thanh khoản đột biến.

Khối ngoại gia tăng giao dịch, bán ròng trên HOSE với giá trị 172,12 tỷ đồng, trong đó tập trung bán ròng mạnh ở nhóm cổ phiếu bán lẻ; bán ròng trên HNX với giá trị 16,04 tỷ đồng

Mặc dù thị trường phục hồi nhẹ sau 2 phiên chịu áp lực điều chỉnh mạnh, nhưng thị trường vẫn có nhiều mã, nhóm mã có diễn biến tăng giá mạnh, nổi bật là nhóm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su khi nhiều mã vượt đỉnh giá gần nhất, thanh khoản đột biến mạnh như GVR (+6,94%), DPR (+6,94%), SIP (+6,93%), SZC (+3,94%).... ngoài ITA (-1,64%)...

Nhóm cổ phiếu bán lẻ cũng có diễn biến khá nổi bật khi nhiều mã tăng mạnh như DGW (+6,91%), PET (+4,05%), FRT (+2,27%)...

Các cổ phiếu nhóm Viettel cũng có mức tăng giá mạnh dưới ảnh hưởng tích cực của VTP (+19,9%) khi bắt đầu niêm yết trên HOSE, VTK (+12,05%), CTR (+4,80%), VGI (+2,86%)...Các cổ phiếu công nghệ cũng nhiều mã cũng tăng giá mạnh, vượt đỉnh với thanh khoản gia tăng như ELC (+6,95%), CMG (+3,57%), FPT (+1,73%)....

Trong khi đó các cổ phiếu ngân hàng sau áp lực điều chỉnh mạnh với thanh khoản gia tăng đột biến trong hai phiên trước, đa số đã phục hồi trở lại với thanh khoản suy giảm mạnh, mức độ phục hồi kém tích cực và phân hóa mạnh với BID (+2,97%), TCB (+1,98%), LPB (+1,81%).... ngoài các mã giảm điểm nhẹ NVB (-0,93%), SHB (-0,88%), HDB (-0,65%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng phân hóa, đa số biến động nhẹ, thanh khoản suy giảm nhưng vẫn trên mức trung bình như VIX (-3,09%), VFS (-2,44%), SHS (-1,67%), AGR (-1,42%)...BSI (+1,74%), VCI (+1,36%), SBS (+1,30%)...

anh-chup-man-hinh-2024-03-12-luc-194209-9562.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Kiểm định lại vùng hỗ trợ quan trọng tại 1.235 - 1.240 điểm

Chứng khoán TPS

Sau hai phiên giảm mạnh liên tiếp chỉ số VN-Index đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ về mặt điểm số trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, với thanh khoản sụt giảm nhanh, TPS cho rằng nhiều khả năng đây là phiên phục hồi kỹ thuật.

Theo quan sát của TPS, lực mua và dòng tiền vẫn chưa thể hiện được ưu thế vượt trội trong phiên hôm nay. Chỉ số tăng điểm chủ yếu do áp lực bán giảm khi một số mã blue-chip tăng mạnh và ảnh hưởng lớn đến VN-Index.

Trong phiên ngày mai, chỉ số sẽ kiểm định lại vùng hỗ trợ quan trọng tại 1.235 - 1.240 điểm. Nếu mức hỗ trợ bị phá vỡ, lực bán mạnh có thể khiến chỉ số giảm về vùng 1.230 - 1.235 điểm. Trong kịch bản tích cực hơn, nếu lực mua xuất hiện và chiếm ưu thế hơn, VN-Index có thể tiếp tục hướng tới ngưỡng kháng cự nằm quanh vùng 1.250 - 1.260 điểm.

Về việc hút tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, TPS cho rằng động thái này nhằm điều tiết thanh khoản ngắn hạn trong hệ thống ngân hàng. Khối lượng hút sẽ không nhiều và thời gian hút sẽ không kéo dài như đợt tháng 9/2023. Tuy nhiên nhà đầu tư cần theo dõi sát động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước để đánh giá ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và biến động chỉ số VN-Index.

VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh tích lũy

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Dưới góc nhìn kỹ thuật của VCBS, VN-Index ghi nhận phiên hồi phục tăng điểm sau hai phiên trượt điểm liên tiếp. Ở khung đồ thị ngày, sau khi chạm mốc 0,786 của thang đo Fibonacci thoái lui, chỉ số chung cho dấu hiệu giữ vững tại mức 1240 và test lại vùng hỗ trợ này. Chỉ báo RSI có diễn biến hướng lên, đồng thời chỉ báo dòng tiền CMF vẫn đang ở vùng cao 0,19 nên xác suất cao VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh tích lũy.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ số chung ghi nhận tăng trở lại sau khi chạm dải dưới của dải Bollinger band, chỉ báo RSI hướng lên ở vùng thấp cho thấy tích lũy là cần thiết trước khi có nhịp tăng mới.

Với diễn biến thị trường hiện tại, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc giải ngân cổ phiếu cho dấu hiệu kiểm tra hỗ trợ hoặc kháng cự thành công và thu hút dòng tiền trở lại thuộc nhóm ngành ngân hàng, bất động sản.

Chỉ mua tỷ trọng nhỏ để dò đường

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Tuy có dấu hiệu hồi phục tốt về điểm số, song thanh khoản lại sụt giảm so với hai phiên giảm điểm trước đó nên xung lực đảo chiều chưa được thể hiện rõ nét, khả năng nghiêng về phiên hồi kỹ thuật nhiều hơn.

Tuy nhiên, có khá nhiều cổ phiếu bứt phá tốt, nên dư địa hồi theo quan điểm của chúng tôi có thể kéo VN-Index tiệm cận quanh mốc 1.258 điểm, tại mốc này chúng tôi tiếp tục ưu tiên căn bán.

Trong chiều hướng mua mới, chỉ nên ưu tiên mua thăm dò một số mã bứt phá mạnh hơn thị trường chung từ nền tích lũy chặt trước đó và cũng chỉ mua tỷ trọng nhỏ để dò đường.

Vị thế mua lớn hơn cần kiên trì chờ đợi những tín hiệu bùng nổ mạnh hơn thể hiện sự đảo chiều tăng giá hoặc chờ VN-Index test ngưỡng hỗ trợ mạnh 1.180 - 1.200 điểm.

Thị trường chưa tiến vào vùng cân bằng

Chứng khoán DSC

Trạng thái phục hồi với biên độ nến, và thanh khoản thu hẹp cho thấy cường độ bên mua ở mức thận trọng. Trạng thái phục hồi kỹ thuật đơn thuần sau 2 phiên giảm liên tiếp, DSC nhận định thị trường chưa tiến vào vùng cân bằng.

Diễn biến xanh điểm tương đối gây bất ngờ khi đón nhận lượng cung hàng T+ về tài khoản của phiên 08/03. Tuy nhiên, chỉ số chung phục hồi nhờ lực kéo ở nhóm Ngân hàng, đây cũng là nhóm điều chỉnh sớm hơn.

Còn lại, độ rộng thị trường có sự phân hóa đối lập. Cấu trúc thị trường được đánh giá không an toàn khi nhóm kênh trên không còn điểm mua an toàn, còn nhóm kênh dưới chưa thấy điểm cân bằng. Tổng quan, động lượng ngắn hạn chuyển từ thế trung lập sang tiêu cực, xu hướng trong trung hạn vẫn được bảo lưu.

Về chiến lược giao dịch, DSC khuyến nghị nhà đầu tư hành động MUA. Dừng mua, ưu tiên quản trị danh mục, chờ trạng thái tích lũy an toàn trở lại.

Tăng tỷ trọng trading gối đầu cho vị thế đang nắm giữ

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Sau hai phiên giảm mạnh, một số nhóm ngành dẫn dắt đã có trạng thái tăng điểm trở lại, tín hiệu kỹ thuật cũng cho thấy dấu hiệu đảo chiều như chỉ báo RSI tạo phân kỳ ẩn tăng giá.

Mặc dù hiệu ứng tích cực chưa lan tỏa mạnh mẽ, chỉ số vẫn được kỳ vọng sẽ sớm lấy lại các nhịp hồi phục khi xu hướng tăng vẫn đang được giữ vững.

Nhà đầu tư được khuyến nghị trải lệnh từng phần, gia tăng tỷ trọng trading gối đầu cho vị thế đang nắm giữ khi chỉ số hoặc các mã mục tiêu quay xuống các vùng hỗ trợ

Không vội bắt đáy ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cân bằng và ưu tiên nắm giữ nhóm cổ phiếu Midcaps và Smallcaps. Đồng thời, các nhà đầu tư chưa nên vội bắt đáy ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và cần chờ thêm cơ hội ở vài phiên chiết khấu sắp tới.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Cổ phiếu Viettel Post "tím lịm" ngày niêm yết HOSE

Cổ phiếu Viettel Post "tím lịm" ngày niêm yết HOSE

Trong phiên giao dịch chào sàn HOSE, "tân binh" Viettel Post đã tăng kịch trần lên mức giá 78.400 đồng/cổ phiếu và vẫn duy trì đến hết phiên giao dịch ngày 12/3. Với mức giá này, vốn hóa của Viettel Post trên thị trường hiện đạt gần 9.550 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...