Xu thế chứng khoán ngày 17/3: Giữ tâm lý thận trọng và quan sát thị trường

Khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, quan sát thị trường từ 3-5 phiên để đợi chờ tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng thay vì giải ngân sớm…
chứng khoán ngày

Chứng khoán ngày 16/3, thị trường chứng khoán quốc tế biến động mạnh trong phiên giao dịch đêm hôm qua trước thông tin cổ đông lớn nhất của ngân hàng Credit Suisse không thể cung cấp thêm hỗ trợ tài chính và phải cần hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng trung ương Thụy Sỹ. Đây là diễn biến tiêu cực tiếp nối sau sự việc ngân hàng SVB (Mỹ) nộp đơn tuyên bố phá sản ngày 10/3. 

Thông tin nói trên đã tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch hôm nay khi VN-Index mở cửa giảm điểm ngay từ đầu phiên và chỉ số có thời điểm đã giảm tới 18,5 điểm (-1,75%) trước khi đóng cửa tại 1.047,40 điểm, giảm 14,79 điểm (-1,39%) và trả lại 2/3 số điểm đã tăng phiên trước. 

Độ rộng tiêu cực với 358 mã giảm điểm (4 mã giảm sàn), 55 mã tăng điểm (4 mã tăng trần). HNX-Index giảm -2,82 điểm (-1,36%) về mức 204,19 điểm với 124 mã giảm điểm (7 mã giảm sàn), 42 mã tăng điểm (5 mã tăng trần).

Thanh khoản HOSE và HNX giảm so với phiên trước trong phiên đáo hạn phái sinh kỳ hạn VN30F2303 với 10.209 tỉ đồng, tương ứng 572 triệu cổ phiếu được giao dịch, thấp hơn 17% so với phiên trước và dưới mức thanh khoản trung bình của thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì mua ròng, giá trị mua ròng giảm dần trong hai phiên gần đây với giá trị 89,76 tỷ đồng. Bắt đầu có tín hiệu bán ròng nhẹ ở HNX với giá trị bán ròng -2,13 tỷ đồng.

Ngoài một số cổ phiếu vẫn có diễn biến tích cực xanh điểm như VRE (+1,58%), SAB (+0,8%), CTS (+2,96%), DIG (+2,13%), DXG (+0,88%), EIB (+0,25%).. thì đa số các cổ phiếu ở các nhóm ngành đều giảm điểm, quay trở lại vùng giá trung bình của 03-04 phiên giao dịch gần đây. Nhóm cổ phiếu ngân hàng với các cổ phiếu điều chỉnh mạnh như HDB (-3,51%), STB (-2,96%). VIB (-2,34%), MBB (-1,97%)...

Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh khi giá dầu giảm mạnh trước lo ngại rủi ro suy thoái với PVD (-3,96%), BSR (-3,70%), PLX (-3,45%), PVS (-3,45%)... Nhóm cổ phiếu bất động sản đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh sau phiên phục hồi trước đó như VHM (-3,26%), SCR (-3,13%), IJC (-3,09%), CEO (-2,83%), NLG (-2,81%)...

Nhóm cổ phiếu xây dựng, vật liệu xây dựng cũng chịu áp lực điều chỉnh sau quá trình phục hồi vượt trội hơn so với thị trường chung như LCG (-3,50%), HHV (-2,97%), BCC (-3,39%), NKG (-3,67%), HSG (-2,72%), HPG (-2,11%)...

chứng khoán ngày

Giữ tâm lý thận trọng quan sát thị trường

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Chứng khoán ngày hôm nay, về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index tạo nến đỏ giảm điểm về sát đường trung bình động MA20. Xét về khung đồ thị ngày, các chỉ báo đang dần bẻ ngang và có dấu hiệu suy yếu sau phiên tăng điểm hôm qua. 

Việc đường trung bình động MA20 đang có dấu hiệu hướng xuống cùng việc VN-Index giảm dưới đường này cho thấy rủi ro ngắn hạn đang dần tăng lên. Thêm vào đó, dải Bollinger band đang có xu hướng mở rộng xuống dưới cho thấy áp lực điều chỉnh có thể sẽ gia tăng.

Khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, quan sát thị trường từ 3-5 phiên để đợi chờ tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng thay vì giải ngân sớm. 

Cơ hội hướng lên vùng 107x có phần chiếm ưu thế

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chứng khoán ngày 16/3, VN-Index giảm điểm với biên độ mở rộng trong phiên trước khi hồi phục một phần về cuối phiên. Áp lực chốt lời gia tăng sau một phiên tăng điểm mạnh đã khiến cho chỉ số trải qua một nhịp điều chỉnh giằng co. 

Mặc dù áp lực rung lắc sẽ còn tiếp diễn, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục và hướng lên ngưỡng kháng cự kế tiếp quanh 107x của VN-Index vẫn đang có phần chiếm ưu thế.

Khuyến nghị gia tăng tỷ trọng trading khi giá của các cổ phiếu mục tiêu về quanh ngưỡng hỗ trợ.

Vẫn duy trì trạng thái là khả quan

Chứng Khoán Mirae Asset Việt Nam

Chứng khoán ngày hôm nay, tưởng chừng như lực cầu mạnh và dòng tiền tham gia đầu tư vào thị trường sẽ tiếp tục được duy trì ở phiên ngày hôm nay, thế nhưng đón nhận tin tức tiêu cực từ thị trường thế giới đã khiến cho VN-Index một lần nữa chịu áp lực bán tháo của nhà đầu tư và chìm trong sắc đỏ xuyên suốt thời gian giao dịch của mình. 

Đóng cửa phiên, VN-Index giảm 14,8 điểm tương ứng 1,4% và đang ở mốc 1,047 điểm. Thanh khoản khớp lệnh có phần giảm nhẹ khi chỉ có hơn 464 triệu đơn vị tương ứng hơn 7,993 tỷ về giá trị.

Giảm điểm mạnh đã khiến cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index giảm từ mức +7 điểm xuống mức +6 điểm và vẫn duy trì trạng thái là khả quan. Hệ số P/E của VN-Index đạt 13,8x. Về tín hiệu kỹ thuật, VN-Index vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ quanh vùng MA20 ngày.

Tìm kiếm cơ hội ở từng cổ phiếu riêng biệt

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động trong vùng 1.040 – 1.060 điểm trong vài phiên chứng khoán ngày tới và thị trường sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn. Sự kiện rủi ro từ thị trường chứng khoán thế giới đang khiến tâm lý nhà đầu tư cũng thận trọng trở lại và độ rộng thị trường cũng đang có xu hướng thu hẹp trở lại. 

Vậy nên xu hướng ngắn hạn của thị trường sẽ chưa rõ ràng và dòng tiền sẽ thường tìm kiếm cơ hội ở từng cổ phiếu riêng biệt.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp dưới 40% danh mục và cũng có thể xem xét mua mới với tỷ trọng thấp dưới 5% để thăm dò cơ hội ngắn hạn.

Tiếp tục dao động trong vùng 1.033-1.058

Chứng khoán MB (MBS)

Chứng khoán ngày 16/3, về kỹ thuật, chỉ số VN-Index dao động trong biên độ hẹp trong xu hướng đi ngang, hiệu suất sinh lời ở các nhóm cổ phiếu kém có thể là nguyên nhân khiến lực cầu giảm, tâm lý nhà đầu tư dễ chán nản trong bối cảnh thị trường khó tìm cơ hội lướt sóng ngắn hạn. 

Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục dao động trong vùng trading được tạo bởi 2 đường MA gồm MA50 và MA100, tương ứng với vùng 1.033 – 1.058 điểm. 

Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh khi lượng hàng ở phiên tăng giữa tuần về tài khoản để cơ cấu danh mục, các nhóm cổ phiếu có thể được dòng tiền quan tâm như đầu tư công, ngân hàng, chứng khoán, thép, năng lượng…

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được ThuonggiaOnline trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...