Yêu cầu rà soát, làm rõ các khoản chi chuyển nguồn được hội đồng nhân dân địa phương phê chuẩn

Tại phiên họp thứ 23, ngày 12/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo Kiểm toán quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2021…
kiểm toán nhà nước
Phiên họp thứ 23, ngày 12/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hộ

Tại phiên họp, cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiến nghị chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện một số vấn đề liên quan tới việc thực hiện kiểm toán quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2021. 

Cụ thể, Bộ Tài chính cần rà soát, làm rõ để báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để xử lý theo quy định đối với một số khoản chi chuyển nguồn đã được hội đồng nhân dân các địa phương phê chuẩn.

Đáng chú ý là những khoản chi chuyển nguồn hạch toán tại tiểu mục “Kinh phí khác” chưa được phân tích, thuyết minh chi tiết ở từng nội dung tương ứng với các mục chi theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 64 Luật ngân sách nhà nước. Tiếp nữa là làm rõ số liệu chi chuyển nguồn kinh phí phòng chống dịch Covid-19.

Chính phủ cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp Bộ Tài chính cùng các bộ, cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Tiếp đó là rà soát, tổng hợp chính xác số dư ứng trước đến hết Kế hoạch năm 2021 thuộc trách nhiệm của Ngân sách Trung ương phải bố trí trong Kế hoạch Đầu tư công trung hạn nhưng chưa được bố trí kế hoạch vốn thu hồi, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. 

Đặc biệt, Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến việc chậm lập, gửi Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021, chậm hoàn thành việc Thông báo xét duyệt/thẩm định đối với các đơn vị trực thuộc.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cũng đã tổng hợp một số kết quả kiểm toán chính của các cuộc kiểm toán tổ chức trong năm 2022, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách nhà nước; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế, ban hành mới 270 văn bản không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn.

kiểm toán nhà nước
Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước

Ông Ngô Văn Tuấn cũng cho biết: “Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán trong năm 2022 cho thấy, về kiến nghị tài chính: Đến 31/12/2022 các đơn vị đã thực hiện kiến nghị xử lý tài chính tăng thu, giảm chi NSNN đạt tỷ lệ 88,57%; kiến nghị xử lý khác được thực hiện đạt tỷ lệ 80,08%.” 

Về sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách: Có 50/198 văn bản đã được Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, các kiến nghị khác đang được các đơn vị nghiên cứu sửa đổi theo quy định ban hành văn bản. 

Đối với kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân: Có 57/95 Báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể đã được các đơn vị thực hiện.

Xem thêm

Ngân sách Nhà nước bội thu ước 240.000 tỷ đồng

Ngân sách Nhà nước bội thu ước 240.000 tỷ đồng

Thu ngân sách Nhà nước đến thời điểm 15/12/2022 đã cao hơn 78 nghìn tỷ đồng so với đánh giá thực hiện cả năm đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 vừa qua vào tháng 10/2022. Trong đó, thu ngân sách trung ương vượt 19,3% dự toán; thu ngân sách địa phương vượt 20,4% dự toán.
Quyết liệt với kế hoạch thu - chi ngân sách nhà nước năm 2023

Quyết liệt với kế hoạch thu - chi ngân sách nhà nước năm 2023

Bộ Tài chính đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ chủ yếu, trong đó tập trung thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô. Đồng thời quyết liệt thực hiện công tác thu - chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả…

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...