8 điều không ai dạy mà bạn sẽ phải đối mặt khi ra làm chủ doanh nghiệp (Phần 2)

Như ở phần 1, Thương Gia đã giới thiệu bài viết của CEO Nanado Nguyễn Tuấn Hùng tới độc giả về 3 áp lực mà các doanh nhân phải đối mặt. Ở phần 2 này, Thương Gia tiếp tục giới thiệu 5 áp lực mà nếu bạn có dự định khởi nghiệp thì nên đọc qua một lần...

4. Áp lực trở thành "người thành công"

Mạng xã hội là nơi người ta chỉ phô diễn những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống
Mạng xã hội là nơi người ta chỉ phô diễn những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống

Mạng xã hội khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn khi rất nhiều doanh nhân sử dụng Facebook, Instagram như một công cụ để trưng cuộc sống xa hoa, tham dự những sự kiện đẳng cấp, bảnh bao, nhưng thực ra bản thân hoàn toàn trống rỗng, yếu kém, nhiều khó khăn đang gồng gánh mỗi ngày.

Đã là doanh nhân ai cũng từng trải qua cảm giác đó. Và tôi thấy rằng ai càng quá lo sống ảo trên Facebook thì cuộc sống lẫn việc kinh doanh ở đời thực luôn có vấn đề.

5. Bị những phán xét vô lý tấn công

Trở thành chủ doanh nghiệp, bạn phải chường khuôn mặt mình cho mọi người phán xét. Từ các nhà đầu tư, khách hàng rồi cả nhân viên nữa. Nhân viên nói xấu sếp là chuyện thường ở huyện dù có đối xử tốt cỡ nào đi nữa.

Cả những người trên mạng xã hội cũng sẽ nhanh chóng bàn luận, xem bạn như một kẻ thất bại vì bạn ít post ở facebook cá nhân, trong khi thực tế là bạn bận quá mà thôi. Nhảm nhí vậy đấy.

6. Thiếu tỉ mỉ đối với từng chi tiết nhỏ trong doanh nghiệp

Là nhà sáng lập ra doanh nghiệp và là người làm gương cho cả tổ chức, thế nên bạn như thế nào tổ chức sẽ như thế ấy.

Một doanh nghiệp nếu làm việc tự phát, cảm tính, hay sai vặt từ đội ngũ đi kèm thái độ hời hợt thì kiểu gì cũng không lớn mạnh được.

Mỗi khi anh em phạm lỗi, dù nhỏ cỡ nào thì tôi đều chỉnh ngay lậo tức không nhân nhượng. Vì lỗi nhỏ rồi sẽ thành to nếu không xử lý. Lấy được từ quỹ 100 nghìn thì sẽ sớm thành chục tỷ nếu xử lý nhẹ tay.

7. Luôn khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống

Tình bạn hay các mối quan hệ cá nhân đôi khi phải được để làm bệ đỡ phát triển doanh nghiệp của bạn. Các mối quan hệ và tình bạn có thể giúp tạo dựng nên một doanh nghiệp tốt và ngược lại.

Khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nhân
Khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và gia đình là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nhân

Tuy nhiên, khi đã ra kinh doanh, thực tình bạn sẽ không còn thời gian đi tán gẫu linh tinh cùng đám bạn như xưa, mà quý từng phút, làm cả ngày còn không hết việc, time đâu mà đi.

Thật tồi tệ khi buộc phải chọn giữa gia đình và việc kinh doanh, nhất là ai khởi nghiệp mà đã có gia đình, có con cái. Tôi luôn mệt mỏi khi giữ vững sự cân bằng này. Con cái tuổi thơ qua nhanh lắm, mình phải chăm, phải chơi với nó. Nhưng rồi công ty thì sao, dành ít thời gian cho công ty là chết, vì công ty bạn hệ thống vận hành 100% chưa đủ tốt để chỉ ghé công ty 1-2h/ngày

8. Mất niềm tin vào bạn đồng hành

Một trong những điều đáng buồn nhất trong kinh doanh là xảy ra tan vỡ giữa các nhà đồng sáng lập. Thật không thể tránh được khi hai người cùng nhau tham gia vào một sứ mệnh cuối cùng lại chia rẽ vì khác mục tiêu và tầm nhìn. Thậm chí tách thành hai đối thủ với nhau.

Nếu may mắn, mọi thỏa thuận diễn ra suôn sẻ và mỗi người có thể theo đuổi con đường riêng của họ. Tuy nhiên, thông thường tình huống diễn ra phức tạp hơn khi bạn phải đối đầu với người đồng sáng lập của mình và không thể giải quyết trước khi doanh nghiệp bị đổ vỡ.

Trên hết, đời doanh nhân thì điều quan trọng nhất là tìm ra người thực sự tin tưởng bạn – người có thể trò chuyện về mọi thứ. Đó có thể là người vợ/chồng, gia đình hoặc một người bạn có chung chí hướng.

Kinh doanh, luôn cần một nơi để về sau mỗi ngày dài, đừng quên bạn tôi nhé.

CEO Nanado Nguyễn Tuấn Hùng

Có thể bạn quan tâm