5 nhà máy điện mặt trời chính thức hòa vào lưới điện quốc gia

Tính đến ngày 31/5, đã có 5/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp chính thức hòa lưới vận hành thương mại...
nhà máy điện mặt trời

Cụ thể, 5 dự án đã được hòa vào lưới điện nằm trong số tổng 40 dự án điện tái tạo đã đàm phán xong giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định 21 của Bộ Công Thương. 

Thông tin từ Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 5 dự án trên đã hoàn thành các thủ tục công nhận vận hành thương mại (COD). 

Trong số 5 dự án có 3 dự án đã được công nhận vận hành thương mại một phần hoặc toàn nhà máy, với tổng công suất 216,22MW. Bao gồm: nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2, Thiên Tân 1.3, Trung Nam. Ngoài ra còn có 114 MW còn lại của nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 1, Phù Mỹ 2.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chính thức có 330MW thuộc các nhà máy điện mặt trời hòa lưới vận hành thương mại. 

Trước đó, đã có 59/85 dự án với tổng công suất 3.389,811 MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện. Trong đó, có 48 dự án với tổng công suất 2.691,611 MW đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá tại Quyết định số 21 của Bộ Công Thương. 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, Công ty Mua bán điện và các chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng mua bán điện với 40/48 dự án. Tập đoàn cũng đã có văn bản trình Bộ Công thương xem xét, thông qua đối với 40/48 chủ đầu tư dự án năng lượng chuyển tiếp đề xuất giá tạm này.

Do đó, nếu được Bộ Công thương xem xét và duyệt đồng ý giá tạm toàn bộ dự án điện tái tạo thì trong thời gian tới, sẽ có hàng chục dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được đẩy điện lên lưới với mức giá bán điện sẽ tạm tính bằng phân nửa mức giá trần của Quyết định 21. 

Bên cạnh đó, dữ liệu cập nhật đến hết ngàu 30/5 cũng cho thấy, trong 85 dự án điện tái tạo chuyển tiếp, có 19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình hoặc một phần công trình.

Hơn nữa, 26 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 20 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Báo cáo về tình hình thực hiện vận hành thương mại của 48 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã thống nhất giá tạm, EVN cũng cho biết, hầu hết các hồ sơ đều thiếu một số thủ tục.

Trong đó, chủ yếu thiếu biên bản thử nghiệm tin cậy, biên bản chốt chỉ số công tơ COD, giấy phép hoạt động điện lực, quyết định gia hạn chủ trương đầu tư. Đặc biệt, có một số dự án đang thiếu toàn bộ hồ sơ vận hành thương mại (COD) như: nhà máy điện gió số 3, số 5 Sóc Trăng; điện gió Thanh Phong, điện gió Đắk N'Drung 2 và 3; nhà máy điện gió số 19, 20 Bến Tre, điện gió Hải Anh, Phong Điện 1 Bình Thuận giai đoạn 2.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...