7 quận nội thành TP. HCM bị hạn chế các dự án xây cao ốc mới

Theo Đề án Xây dựng chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021 – 2030, TP. HCM sẽ hạn chế xây dựng các tòa cao ốc ở 7 quận nội thành.
7 quận nội thành TP. HCM bị hạn chế các dự án xây cao ốc mới

Mới đây, ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch UBND TP. HCM đã ký phê duyệt Đề án Xây dựng chương trình phát triển nhà ở TP. HCM giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, mục tiêu quan trọng của đề án này là TP. HCM sẽ hạn chế xây dựng các tòa cao ốc ở 7 quận nội thành.

Cụ thể, theo diễn thuyết của đề án, khu vực trung tâm (quận 1 và 3) và 5 quận có dân số giảm trong 10 năm gần đây (4, 5, 6, 11, Phú Nhuận) nên sẽ ưu tiên tăng các chỉ tiêu quy hoạch như dân số, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng... cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư được xây từ trước năm 1975; các dự án cải tạo, chỉnh trang nhà ở kênh rạch.

Tại 7 quận này, nếu chưa có kế hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xã hội tương ứng thì TP. HCM sẽ hạn chế việc xây mới dự án cao tầng. Với các quận 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú và Gò Vấp, thành phố sẽ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, xã hội để kêu gọi đầu tư dự án nhà ở.

Đối với TP Thủ Đức vừa được thành lập và 3 quận nội thành phát triển (7, 12, Bình Tân) sẽ ưu tiên phát triển các dự án nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục đường lớn.

UBND TP. HCM cho biết, với dân số năm 2025 khoảng 10,1 triệu người, dự báo nhu cầu nhà ở của TP. HCM 5 năm tới hơn 81 triệu m2 sàn, 5 năm tiếp theo là 68 triệu m2 sàn.

Dự kiến, TP. HCM chi 420.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở trong 5 năm tới. Trong đó, vốn đầu tư nhà ở thương mại hơn 219.000 tỷ đồng, nhà ở xã hội 15.700 tỷ đồng, còn lại là vốn xây dựng nhà riêng lẻ của hộ gia đình. 5 năm tiếp theo nhu cầu vốn cần 545.500 tỷ đồng.

Sở Xây dựng TP. HCM cho rằng việc phát triển nhà ở của TP trong 10 năm qua về cơ bản đã đạt được những kết quả đáng kể, từng bước đáp ứng được nhu cầu về nhà ở theo sự gia tăng dân số của TP.

Bên cạnh đó, chất lượng nhà ở được cải thiện và nâng cao, phát triển nhanh, mạnh chung cư cao tầng. Đặc biệt, nhiều khu chung cư nhà ở xã hội đã hình thành, cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu, khu đô thị mới hình thành khá hoàn chỉnh với hạ tầng tương đối đồng bộ.

Tuy nhiên, quá trình phát triển nhà ở tại TP vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về nhà ở giá thấp, nhà ở xã hội, nhà ở phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Đồng thời, phát triển nhà ở chưa đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của TP.

Xem thêm

Năm 2021, giá chung cư tại TP. HCM có thể tăng tiếp 9%

Năm 2021, giá chung cư tại TP. HCM có thể tăng tiếp 9%

Giá chung cư tại TP. HCM năm 2021 được dự báo tăng 9% trong khi giá nhà riêng có xu hướng ổn định. CBRE Việt Nam dự tính 2021, TP. HCM có 17.500 căn hộ chào bán mới, có sự phục hồi tốt hơn ở các phân khúc, nhất là chung cư.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…