Ai Cập: Một đường hầm bí mật được cho là dẫn đến lăng mộ Cleopatra

Kathleen Martinez, một nhà khảo cổ học tại Đại học Santo Domingo nghiên cứu về ngôi mộ bị mất của Cleopatra trong gần 20 năm, mới đây đã tìm ra một manh mối quan trọng.
Ai Cập: Một đường hầm bí mật được cho là dẫn đến lăng mộ Cleopatra

Theo một công bố mới đây của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, nhà khảo cổ học Kathleen Martinez đã phát hiện ra một đường hầm dài 1.305 mét nằm sâu 13 mét dưới lòng đất, rất có thể là manh mối mới dẫn đến lăng mộ Cleopatra. "Cuộc khai quật đã phát hiện ra một trung tâm tôn giáo khổng lồ với ba khu vực bảo tồn, một hồ nước linh thiêng, hơn 1.500 đồ vật, tượng bán thân, tượng, vàng miếng, một bộ sưu tập tiền xu khổng lồ có hình Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra và các Ptolemy," bà Martinez chia sẻ với CNN.

lăng mộ Cleopatra
Hơn 1.500 cổ vật được tìm thấy trong một đường hầm bí mật tại Ai Cập.

Phát hiện thú vị nhất của chúng tôi lần này là khu phức hợp đường hầm dẫn đến biển Địa Trung Hải và các cấu trúc từng bị nhấn chìm. Khám phá những cấu trúc dưới nước này sẽ là giai đoạn tiếp theo trong hành trình tìm kiếm lăng mộ của Nữ hoàng Ai Cập nối tiếng nhất thế giới - một hành trình mà chúng tôi đã bắt đầu từ năm 2005.”

"Tôi luôn ngưỡng mộ Cleopatra như một nhân vật lịch sử. Bà ấy là một phụ nữ có học thức, có lẽ là người đầu tiên được học chính thức tại Bảo tàng Alexandria, trung tâm văn hóa vào thời cổ đại", nhà khảo cổ Kathleen Martinez bày tỏ.

lăng mộ Cleopatra
Khu vực khai quật được nhà khảo cổ học Kathleen Martinez và đội ngũ khám phá ra.

Khi chồng của Nữ hoàng Cleopatra, vị tướng La Mã Mark Antony, chết trong vòng tay của bà vào năm 30 TCN, Cleopatra đã tự kết liễu đời mình ngay sau đó bằng cách để một con rắn độc cắn chết mình - một khoảnh khắc đã trở nên "bất tử" trong nghệ thuật và văn học - nhưng cho đến nay, hơn hai thiên niên kỷ sau, nhân loại vẫn chưa thể biết rằng ngôi mộ của hai nhân vật huyền thoại này được đặt ở đâu.

Còn đối với nhà khảo cổ Martinez, một loạt manh mối khiến bà tin rằng lăng mộ của Cleopatra có thể nằm trong Đền thờ Osiris ở thành phố đổ nát Taposiris Magna, trên bờ biển phía bắc của Ai Cập, nơi sông Nile giao với Địa Trung Hải. Theo bà Martinez, Nữ hoàng Cleopatra vào thời của bà được coi là "hiện thân của nữ thần Isis", còn Antony được coi là của thần Orisis, chồng của Isis. 

Bà Kathleen Martinez tin rằng Cleopatra có thể đã chọn chôn chồng và mình trong Đền thờ Osiris để thể hiện đức tin này. Và trong tất cả 20 ngôi đền xung quanh Alexandria mà bà Martinez đã nghiên cứu, thì “không có nơi nào, cấu trúc hay ngôi đền nào phù hợp với các giả thuyết và manh mối như đền Taposiris Magna."

Giờ đây, đội ngũ của bà Kathleen Martinez đang chuẩn bị cho "khởi đầu của một hành trình mới" - khai quật dưới nước. Bờ biển Ai Cập đã bị động đất tàn phá trong nhiều thế kỷ, khiến các phần của đền Taposiris Magna sụp đổ và chìm dưới những con sóng. Nhưng đây lại là nơi Martinez và nhóm của bà đang nỗ lực khám phá. Mặc dù "còn quá sớm để biết những đường hầm này dẫn đến đâu", bà Martinez vẫn luôn tràn đầy hy vọng. Nếu các đường hầm này thực sự dẫn đến Cleopatra, thì “đây sẽ là một trong những khám phá quan trọng nhất của thế kỷ”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...