Airbus công bố thông tin về máy bay chạy bằng hydro “không khí thải”

Airbus đã tiết lộ 3 khái niệm trực quan về máy bay “không phát thải” chạy bằng hydro.
Airbus công bố thông tin về máy bay chạy bằng hydro “không khí thải”

Đây là nỗ lực mới nhất từ nhà sản xuất máy bay nhằm thu hút sự chú ý của công chúng qua tham vọng “không phát thải”, cũng là khi các chính phủ châu Âu đang thúc đẩy công nghệ sạch trong kế hoạch khôi phục kinh tế hậu đại dịch Covid-19. 

Airbus đã tự đặt ra cho mình hạn chót vào năm 2035 để trình làng một loại máy bay thương mại không chứa carbon trong phục vụ - một mục tiêu mà nhà sản xuất động cơ như Safran mô tả là đầy tham vọng. 

Sáng kiến “ZEROe” bao gồm các khái niệm về hai loại máy bay trông thông thường với một động cơ phản lực turbofan có thể chở 120-200 người trên 2.000 hải lý và một động cơ phản lực turboprop có thể chở tới 100 người ở cự ly 1.000 hải lý, nhưng lại được điều chỉnh để động cơ có thể đốt cháy hydro lỏng được lưu trữ trong thân sau. 

Trong khi hydro vốn đã được thảo luận từ những năm 1970, nó vẫn quá đắt đỏ để có thể đưa ra sử dụng rộng rãi. Những người ủng hộ cho rằng đầu tư cơ sở hạ tầng và nhu cầu tăng cao sẽ giúp giảm bớt chi phí. 

Hầu hết hydro được sử dụng ngày này đều được chiết xuất từ khí tự nhiên, tạo ra khí thải carbon. Tuy nhiên, Airbus cho biết hydro sử dụng cho ngành hàng không sẽ được sản xuất từ năng lượng tái tạo và chiết xuất từ nước bằng phương pháp điện phân. Đó là một quy trình không có carbon nếu được cung cấp bởi điện tái tạo, nhưng hiện khá đắt đỏ. 

Airbus hiện đang phát triển một máy bay trình diễn, với kết quả ban đầu dự kiến được hoàn thành vào năm 2021. 

“Máy bay trình diễn sẽ cho phép chúng tôi đánh giá những khía cạnh hứa hẹn nhất là gì,” giám đốc công nghệ của Airbus - Grazia Vittadini cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Và để đạt được mục tiêu vào năm 2035, Airbus sẽ cần lựa chọn các công nghệ vào năm 2025, bà Vittadini nói thêm. 

Các giám đốc điều hành khác trong ngành nhận xét, để thay đổi hoàn toàn về động cơ như vậy có thể mất nhiều năm, ít nhất là tới 2040. Bởi những thách thức sẽ bao gồm việc tìm cách lưu trữ an toàn hydro lỏng dễ bay hơi trong quá trình bay ở nhiệt độ rất thấp. 

Airbus đã ngay lập tức bác bỏ ý kiến hydro không an toàn và kêu gọi đầu tư lớn hơn vào cơ sở hạ tầng năng lượng mới. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…