Jeff Bezos cam kết đóng góp 10 tỷ USD giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu

Nhà sáng lập Amazon, tỷ phú Jeff Bezos đã công bố ra mắt Quỹ Trái Đất với hy vọng góp sức ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Jeff Bezos cam kết đóng góp 10 tỷ USD giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu

Người đàn ông giàu nhất hành tinh Jeff Bezos đã chính thức công bố ra mắt Quỹ Trái Đất với hy vọng góp phần ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. 

Trong một bài đăng trên Instagram, Jeff Bezos cho biết ông cam kết 10 tỷ USD đóng góp mở đầu cho Quỹ Trái Đất, và sẽ cung cấp các khoản tài trợ cho các tổ chức, nhà hoạt động, nhà khoa học trong nỗ lực “bảo tồn và bảo vệ thế giới tự nhiên”. 

“Chúng ta có thể cứu trái đất,” Jeff Bezos viết trên bài đăng. “Tất cả chúng ta, từ công ty lớn, công ty nhỏ, quốc gia, tổ chức toàn cầu và cả những cá nhân, cần chung tay hành động.” 

“Thay đổi khí hậu là mối đe doạ lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta. Tôi muốn cùng làm việc với mọi người để phát triển những phương pháp đã biết và khám phá thêm những cách mới để chống lại tác động của biến đổi khí hậu.”

Tỷ phú Amazon tiết lộ, Quỹ Trái Đất sẽ bắt đầu cấp các khoản tài trợ cho những thiệt hại cho thay đổi khí hậu gây ra trong khoảng thời gian tới. 

Tin tức về Quỹ Trái Đất, cho dù khá bất ngờ, xuất hiện khi Amazon đang tìm cách giải quyết những chỉ trích về việc công ty đang vận chuyên nhiên liệu thải khí carbon nguy hại ra môi trường. 

Hơn 340 nhân viên của Amazon đã suýt bị cho thôi việc vào đầu năm nay sau khi họ cùng ký vào một tài liệu của nhóm vận động “Nhân viên Amazon Hoạt động Vì Công lý Khí hậu”. Tài liệu đã lên án chính sách truyền thông của công ty - trong đó có điều khoản cấm nhân viên nói về việc kinh doanh của công ty khi chưa có sự chấp thuận từ ban quản lý. 

Nhóm Nhân viên Amazon Hoạt động Vì Công lý Khí hậu cho biết trong khi họ hoàn toàn ủng hộ cam kết mới của tỷ phú Jeff Bezos, nhưng họ vẫn còn quan ngại về những hỗ trợ của công ty trong ngành công nghiệp dầu khí. “Chúng tôi hoan nghênh việc làm của ông Jeff Bezos. Nhưng chúng tôi và mọi người cũng cần biết, khi nào thì Amazon sẽ ngừng giúp đỡ các công ty dầu khí đang xây dựng thêm nhiều giếng dầu và khí đốt gây tàn phá trái đất? 

Năm ngoái, Jeff Bezos đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và cam kết sẽ thực hiện các mục tiêu của Thoả thuận Paris sớm hơn 10 năm, mặc dù TT Hoa Kỳ Donald Trump đã rút khỏi hiệp định khí hậu mang tính bước ngoặt vào thời gian đầu nhiệm kỳ. 

Một phần trong những kế hoạch đó, Amazon cho biết vào tháng 9 năm ngoái, họ sẽ mua đội xe tải điện để sử dụng trong các hoạt động giao hàng vào năm 2020, sau đó sẽ bổ sung 10.000 xe mới vào 2022 và nâng dần tổng số 100.000 xe được vận hành năm 2030. 

Tỷ phú Jeff Bezos nói thêm vào thời điểm đó, Amazon cũng sẽ báo cáo số liệu phát thải của mình một cách thường xuyên và đưa ra các chiến lược khử khí carbon gây nguy hại tới môi trường. Amazon hy vọng 80% năng lượng sử dụng của công ty sẽ đến từ các nguồn tái tạo vào năm 2014, tăng gấp đôi so với mức 40% hiện tại. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...