Áp lực trích lập dự phòng cho các khoản phải thu có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ACV

VDSC ước tính, tổng giá trị trích lập dự phòng cho cả năm 2024 của ACV sẽ ở mức 477 tỷ đồng...

Áp lực trích lập dự phòng cho các khoản phải thu có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ACV

Công ty Chứng khoán Rồng Việt mới đây đã công bố báo cáo phân tích về Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP (mã chứng khoán: ACV).

Theo đó, nhóm phân tích VDSC cho rằng, câu chuyện gia tăng sản lượng hành khách sẽ là động lực tăng trưởng của ACV trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, việc trích lập dự phòng rủi ro nợ quá hạn có thể ảnh hưởng kết quả kinh doanh của ACV.

Cụ thể, trong quý 2/2024, nợ quá hạn của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – mã chứng khoán: HVN) đã tăng thêm 900 tỷ đồng và khả năng ACV sẽ tiếp tục trích lập dự phòng nợ xấu đối với khoản phải thu từ Vietnam Airlines vẫn còn khi mà tỷ lệ trích lập đối với Vietnam Airlines mới đạt 13%.

Dự phóng cho nửa cuối năm 2024, VDSC cho rằng ACV sẽ phải trích lập dự phòng 380 tỷ đồng, trong đó khoản trích lập dự phòng liên quan đến Vietnam Airlines là 120 tỷ đồng mỗi quý.

Mặt khác, Bamboo Airway dù không gia tăng thêm tần suất bay nhưng số trích lập thêm trong hai quý gần nhất đã giảm so với cùng kỳ, qua đó giá trị trích lập ước tính 150 tỷ đồng cho nửa cuối năm 2024. Tổng giá trị dự phòng cho cả năm 2024 ước tính ở mức 477 tỷ đồng.

Trong dài hạn, VDSC kỳ vọng tình hình tài chính của các hãng hàng không sẽ dần hồi phục nhờ tăng trưởng sản lượng hành khách. Điều này không chỉ làm giảm áp lực trích lập nợ xấu mà còn mang đến kỳ vọng rằng ACV có thể thu hồi được nợ từ các hãng hàng không.

Kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2024, Vietnam Airlines đã ghi nhận lãi trở lại từ hoạt động kinh doanh, và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tương đối dồi dào. Do đó, VDSC cho rằng, khoản dự phòng của Vietnam Airlines là có thể thu hồi trong tương lai.

Đối với Bamboo Airways, công ty đang trong giai đoạn khó khăn về tài chính khi kế hoạch sẽ tiếp tục lỗ trong năm 2024 và sẽ mất nhiều thời gian để có thể tái cơ cấu đội bay/tuyến bay để đưa kết quả kinh doanh về điểm hòa vốn. Do đó, VDSC không kỳ vọng ACV có thể thu hồi được nợ từ hãng hàng không này.

Song song với đó, VDSC cũng nhấn mạnh một yếu tố rủi ro khác cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ACV đến từ việc đồng Yên tăng giá.

Theo đó, trong quý 3/2024, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã tăng lãi suất điều hành từ 0,1% lên 0,25% làm cho đồng Yên tăng giá khoảng 11% so với thời điểm tháng 7/2024.

“ACV đang có khoản nợ vay dài hạn 63,5 tỷ Yên từ nguồn vốn ODA, do đó xu hướng tăng giá của đồng Yên có thể gây ra tác động tiêu cực lên kết quả kinh doanh trong nửa cuối năm 2024”, VDSC nhấn mạnh trong báo cáo.

c9c3afb6-e69d-4d84-a052-f12a1126278c-4462.jpeg

VDSC ước tính, ACV sẽ ghi nhận lỗ tỷ giá khoảng 600 tỷ đồng trong quý 3/2024. Cho cả năm 2024, VDSC dự phóng lỗ ròng từ tỷ giá khoảng 711 tỷ đồng, tương ứng đồng JPY tăng giá khoảng 7% so với đầu năm.

Dự báo về kết quả kinh doanh quý 3/2024 của ACV, VDSC cho rằng sản lượng hành khách quốc tế/nội địa ước tính đạt 10,8 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ nhờ đón nhận nhiều du khách từ Hàn Quốc và Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu và Quốc khánh; các hãng hàng không nội địa tăng tần suất bay so với quý trước.

Do đó, doanh thu thuần đạt của ACV có thể đạt 5.266 tỷ đồng trong quý 3/2024, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự báo giảm 21%, xuống còn 2.302 tỷ đồng.

Trước đó trong quý 2/2024, ACV ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.534 tỷ đồng, tăng 12,3%. Khấu trừ thuế phí, ACV thu về 3.228 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của ACV tăng 15,7% lên 11.178 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế theo đó cũng tăng gần 45% lên 6.148 tỷ đồng.

Năm nay, ACV đặt kế hoạch kỷ lục với doanh thu thuần hơn 20.000 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 9.400 tỷ đồng, tăng tương ứng 2% và 6% so với thực hiện năm 2023. Như vậy sau nửa năm kinh doanh, công ty chuyên khai thác cảng hàng không đã hoàn thành 56% chỉ tiêu doanh thu và 81% mục tiêu lợi nhuận.

anh-chup-man-hinh-2024-10-15-luc-123350-2669.png
Thị giá cổ phiếu ACV trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 15/10, cổ phiếu ACV đang giao dịch quanh mức 115.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 80% kể từ đầu năm đến nay.

Trước đó, cổ phiếu này đã lập đỉnh lịch sử vào giữa tháng 6/2024 với vùng hơn 136.000 đồng/cổ phiếu, tăng 100% so với hồi đầu năm. Vốn hoá của ACV trên thị trường đạt khoảng 251.437 tỷ đồng, xếp vị trí thứ 3 trong 6 công ty có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...