SỰ PHA TRỘN ĐẦY SÁNG TẠO GIỮA ĐÁ AVENTURINE VÀ NGHỆ THUẬT TRÁNG MEN
Để truyền tải một cách trọn vẹn kiến trúc phức tạp cùng vô số các tiểu tiết tinh tế của bộ sưu tập, các nghệ nhân mặt số của thương hiệu đã phủ lên phần mặt từ vàng sự pha trộn giữa đá aventurine và kĩ nghệ tráng men “Grand Feu”, tạo nên một tác phẩm đầy thăng hoa của sự sáng tạo.
Mỗi mặt số tráng men “Grand Feu” là độc nhất bởi tính chất hữu cơ của các vật liệu, cũng như cũng như kỹ thuật sản xuất thủ công và thời gian nung đặc biệt. Một lớp cát thủy tinh rất mỏng trộn với nước được thủ công lên lớp đá aventurine đã được nghiền nhỏ, trước khi được nung ở nhiệt độ hơn 800 ° C trong lò nướng chuyên dụng. Quy trình này được lặp lại nhiều lần để đạt được độ trong suốt, độ sâu và ánh sáng đáng kể. Mỗi lần nung đều cần nhiệt độ và thời gian khác nhau.
ĐÁ AVENTURINE ĐEN VÀ VÀNG HỒNG
Mẫu đồng hồ mới đầu tiên sở hữu mặt số tráng men cùng đá aventurine đen trở thành tấm nền hoàn hảo cho sự nổi bật của các vạch chỉ giờ, chữ số và kim từ vàng hồng 18k hoàn thiện thủ công, tất cả được bảo vệ cũng bởi phần vỏ từ vàng hồng 18k, mang đến một tổng thể hòa hợp.
Lồng tourbillon bay (flying tourbillon) được đặt ở vị trí 6 giờ cũng thể hiện một nét chấm phá bằng vàng hồng tinh tế. Tinh thể sapphire cong kép phức tạp, tích hợp hoàn hảo độ cong của khung viền siêu mỏng, thể hiện hiệu ứng bầu trời đêm của mặt số cùng với cách chơi ánh sáng đầy mê hoặc.
Phần rô-to được thiết kế mở và chế tác tinh xảo từ vàng hồng 22k, dễ dàng được chiêm ngưỡng ở mặt sau qua lớp kính sapphire.
MÀU XANH KHÓI VÀ VÀNG TRẮNG
Phiên bản thứ 2 của mẫu đồng hồ Code 11.59 by Audemars Piguet Selfwinding Flying Tourbillon kết hợp mặt số tráng men đá aventurine màu xanh cùng các chi tiết trên mặt đồng hồ và phần vỏ từ vàng trắng 18k, mỗi bộ phận đều được các nghệ nhân hoàn thiện thủ công.
Bên cạnh đó, mặt số của phiên bản này được tô điểm thêm hiệu ứng khói để mang đến chiều sâu và sự tinh tế. Sự chuyển màu này đạt được bằng cách kết hợp đá aventurine xanh và đen vào phần tráng men. Lồng flying tourbillon với tông màu rhodium ở hướng 6 giờ cũng bắt sáng đồng điệu với tông màu sáng của phần vỏ vàng trắng.
Phần rô-to cũng thể hiện sự đồng điệu với tổng thể khi sử dụng chất liệu vàng hồng 22k với tông màu rhodium, được hiển thị qua lớp kính sapphire ở mặt sau đồng hồ.
HOÀN THIỆN CHẾ TÁC THỦ CÔNG BỘ VỎ VÀNG
Bộ vỏ vàng của cả hai mẫu đồng hồ được tô điểm bằng sự xen kẽ của các bề mặt được đánh bóng và chải satin làm nổi bật kiến trúc đa diện của chiếc đồng hồ. Chỉ một nhóm nhỏ các chuyên gia hoàn thiện mới có kinh nghiệm để có thể trang trí và hoàn thiện bộ vỏ phức tạp này, một cấu trúc độc đáo kết hợp giữa cấu trúc thân vỏ giữa đặc trưng hình bát giác nằm giữa một vành bezel siêu mỏng và một mặt lưng tròn cùng các vấu được cách điệu ấn tượng.
FLYING TOURBILLON – CỖ MÁY ĐÁNG TIN CẬY
Hai mẫu đồng hồ CODE 11.59 by Audemars Piguet Selfwinding Flying Tourbillon được trang bị bộ máy tự động caliber 2950, với sự kết hợp giữa cỗ flying tourbillon với một rô-to trung tâm.
Kể từ khi được phát triển vào những năm 1920, flying tourbillon đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật và sự xuất sắc trong chế tác đồng hồ. Ngày nay, Audemars Piguet là một trong số ít thương hiệu sở hữu những người thợ đồng hồ được đào tạo để hoàn thiện cơ chế này.
Chiếc đồng hồ đeo tay với cỗ flying tourbillon đầu tiên của Audemars Piguet đã xuất hiện vào năm 2018 trong bộ sưu tập Royal Oak Concept. Và CODE 11.59 by Audemars Piguet là đại diện cho bộ sưu tập thứ hai của thương hiệu mang trên minh cơ chế ấn tượng này.