Các thương hiệu xa xỉ tại Trung Quốc đồng loạt thay đổi chiến lược kinh doanh

Ngành xa xỉ tại Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng giảm sút khiến các thương hiệu phải đóng cửa hoặc tạm hoãn kế hoạch mở rộng, gợi nhớ đến giai đoạn suy thoái của thị trường vào năm 2014…

Các thương hiệu xa xỉ tại Trung Quốc đồng loạt thay đổi chiến lược kinh doanh

Ngành bán lẻ hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang cho thấy nhiều dấu hiệu căng thẳng khi nhu cầu tiêu dùng liên tục suy yếu, dẫn đến việc các thương hiệu phải vội vã tìm cách điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để bảo vệ lợi nhuận.

Cửa hàng Louis Vuitton Taikoo Li North ở Bắc Kinh dự kiến khai trương vào đầu năm nay, nhưng hiện vẫn chưa được mở cửa. Các nguồn tin nội bộ cho biết kế hoạch khai trương đã bị hoãn lại đến năm 2025. Đáng chú ý, các thương hiệu khác thuộc tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH cũng chưa hề công bố ngày khai trương chính thức tại khu vực Taikoo Li North Bắc Kinh.

Nhu cầu tiêu dùng trầm lắng và lượng khách ghé trung tâm thương mại giảm sút đang khiến một số thương hiệu xa xỉ, bao gồm Maison Margiela, Marni và Jil Sander, phải suy nghĩ lại về các kế hoạch mở rộng ở quốc gia tỷ dân.

Khó khăn trong kinh doanh, hàng loạt thách thức trong việc thu hút khách hàng đã dẫn đến việc một số thương hiệu phải thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa các cửa hàng, còn trung tâm thương mại thì “toát mồ hôi” tìm kiếm người thuê mới.

Gần đây nhất, quyết định đóng cửa của Louis Vuitton là đã gây chấn động tại Trung Quốc. Vào ngày 15/10, thương hiệu này đã đóng cửa cửa hàng tại trung tâm thương mại Zhuozhan ở Thẩm Dương, chuyển tất cả hoạt động của mình ở khu vực sang một địa điểm duy nhất tại trung tâm thương mại MixC. Chẳng bao lâu sau, trung tâm thương mại Zhuozhan thông báo sẽ đóng cửa hoàn toàn vào ngày 15/11, với việc các thương hiệu khác như Gucci cũng đã rời đi.

Tin tức này nối tiếp việc Gucci đóng cửa cửa hàng tại Wangfujing ở Taiyuan vào tháng 7 và Louis Vuitton cũng ngừng mở cửa hàng mới ở MixC Mall tại tỉnh Hải Nam vào tháng 3, báo hiệu sự rút lui khỏi những địa điểm không thành công.

Ngay cả hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp trẻ tuổi hơn như OTB Group, vốn được coi là điểm sáng mới của ngành xa xỉ trong những năm gần đây, cũng đang giảm tốc.

Vào tháng 10, Maison Margiela đã rút khỏi các địa điểm tại Shanghai IFC Mall và K11 Musea ở Hong Kong, trong khi trước đó tháng 7, họ đóng cửa cửa hàng tại trung tâm thương mại Jinge ở Kunming, đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của OTB khỏi thành phố này. Trong khi đó, các thương hiệu khác như Marni và Jil Sander cũng ngậm ngùi đóng cửa tại Hong Kong, Xiamen và Chengdu.

Tình hình hiện tại gợi nhớ lại những thách thức mà ngành xa xỉ Trung Quốc đã phải đối mặt cách đây một thập kỷ.

Vào năm 2014 và 2015, suy thoái kinh tế và xu hướng mua sắm ở nước ngoài đã khiến các thương hiệu phải thu hẹp lại toàn bộ hoạt động. Louis Vuitton đóng cửa 20% số cửa hàng của mình, bao gồm bảy địa điểm nổi bật, trong khi Prada giảm một phần ba số lượng cửa hàng tại Trung Quốc.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã là biểu tượng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành xa xỉ toàn cầu, thúc đẩy các kế hoạch mở cửa hàng đầy tham vọng và mở rộng thị trường. Tuy nhiên hiện nay, các thương hiệu phải đối mặt với sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng, chi phí gia tăng và một môi trường bán lẻ thận trọng hơn.

Câu hỏi được chú ý nhất hiện nay là liệu đây chỉ là một sự điều chỉnh tạm thời hay là dấu hiệu bắt đầu của giai đoạn suy thoái dài hạn giống như năm 2014? Dù thế nào đi chăng nữa, các thương hiệu xa xỉ cũng cần phải xem xét lại chiến lược của mình để nhanh chóng tìm được điểm phù hợp với một thị trường liên tục thay đổi như Trung Quốc và bảo vệ lợi nhuận của họ.

Xem thêm

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

Nhiều “ông lớn” tiêu dùng lao đao vì Trung Quốc

Nhiều “ông lớn” tiêu dùng lao đao vì Trung Quốc

Các doanh nghiệp quốc tế đang phải đối mặt với một thực tế phũ phàng rằng Trung Quốc, thị trường từng được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng bùng nổ, giờ đây lại trở thành một điểm nghẽn doanh số…

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…