Theo đó, đội ngũ lãnh đạo Tập đoàn này hiện chỉ có 4 người, thay thế bà Nguyệt Hường tại vị trí Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Phi Hùng; Tổng giám đốc là ông Bùi Quang Tuấn, ông Lê Anh Dũng – Giám đốc kinh doanh và bà Vũ Thu Hằng – Đại diện kinh doanh cao cấp.
VID Group được thành lập năm 2006, là tiền thân của TNG Holdings Việt Nam – một tập đoàn kinh tế đầu tư đa ngành, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: Tài chính ngân hàng, khoáng sản, nông lâm nghiệp, bán lẻ và đầu tư kinh doanh bất động sản.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT tập đoàn ngay từ khi mới được thành lập và được coi là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất giới đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Bà Hường từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khoá 12, 13 và đại biểu Quốc hội khoá 12, 13. Bà còn có thời gian giữ các chức vụ: Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội; Phó chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài TP Hà Nội; Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, vào tháng 7/2016, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp đột xuất, bỏ phiếu kín không công nhận tư cách ĐBQH khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường do không đủ tiêu chuẩn và cá nhân có đơn xin rút. Sau đó, bà Hường cũng bị bãi nhiệm đại biểu HĐND thành phố Hà Nội do vi phạm liên quan đến quốc tịch và kê khai tài sản.
Bà Hường từng là Chủ tịch Hội đồng sáng lập MaritimeBank, trong khi chồng bà, ông Trần Anh Tuấn, hiện đang giữ ghế Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Đây cũng chính là nhà băng đóng vai trò là đối tác tài chính chiến lược hợp tác hỗ trợ cho khách hàng vay với lãi suất ưu đãi, tài trợ vốn cho các dự án của VID Group.
>> Không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường