Bất động sản Đà Nẵng sẽ thay đổi thế nào khi có khung giá đất mới?

Theo quyết định vừa được lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng ban hành, giá đất cao nhất trên địa bàn thành phố là 98,8 triệu đồng, nơi thấp nhất có giá 250 nghìn đồng/m2.
Bất động sản Đà Nẵng sẽ thay đổi thế nào khi có khung giá đất mới?

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định số 06-2019/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định giá các loại đất năm 2019.

Theo quyết định này, giá các loại đất được công bố áp dụng đối với đất ở; đất thương mại - dịch vụ và đất sản xuất - kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại - dịch vụ.

Đặc biệt, tại các tuyến đường ven biển phía Đông TP. Đà Nẵng, những khu vực có định hướng phát triển dịch vụ du lịch như: Hoàng Kế Viêm, An Thượng,… được điều chỉnh giá cao từ 2-3 lần so với trước.

Cụ thể, các tuyến đường An Thượng từ An Thượng 1 đến An Thương 33 có giá từ 50,02-60,02 triệu đồng/m2, trong khi đó, theo bảng giá cũ tại các tuyến đường này chỉ có 4,84 – 33,8 triệu đồng/m2, gấp từ 2- 7 lần so với trước; hay đường Hoàng Kế Viêm được điều chỉnh có giá từ 56,67 – 98,8 triệu đồng; đường Võ Nguyên Giáp có giá lên đến 98,8 triệu đồng/m2; đường Võ Văn Kiệt nối cầu Rồng với biển có giá từ 15,63 – 98,8 triệu đồng/m2 tùy khu vực; đường Hoàng Sa có giá điều chỉnh dao động từ 10,68 – 98,8 triệu đồng/m2;…

Ngược lại, giá đất ở thấp nhất thuộc khu vực xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang có mức 250.000 đồng/m2 áp dụng cho các tuyến đường rộng dưới 2m.

Đến nay, các lô đất ven sông đã tăng đến 1,8 tỷ đồng/lô, riêng các lô đất có hướng nhìn ra kênh thoát lũ Hòa Liên là 2 tỷ đồng/lô. Trong khi đó, đất ở khu TĐC Hòa Liên 4 và Hòa Liên 5 tăng lên khoảng 2,2-2,6 tỷ đồng/lô; các lô đất ở tuyến đường trục chính của khu TĐC Hòa Liên 4 ở mức giá 2,8-2,9 tỷ đồng/lô.

Và mặc dù mức giá mới được điều chỉnh tăng gấp 2-5 lần so với trước đây, nhưng thực tế tại các tuyến đường này, giá đất đã tăng gấp gần chục lần so với giá nhà nước. Đơn cử như tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp, giá thực tế đã tăng dao động từ 250 – 300 triệu đồng/m2, có thời điểm đã lên đến 350 – 400 triệu đồng/m2, nhất là tại khu công viên biển Đông. Có thời điểm, có tiền cũng không thể mua được vì không ai "thả ra" khiến đất tại đây trở nên khan hiếmđắt đỏ.

Lý giải cho việc giá đất ven biển đắt đỏ, nhiều doanh nghiệp cho biết, sự tăng trưởng của lượng du khách đến Đà Nẵng là một trong nhưng yếu tố khiến giá BĐS ven biển trở nên đắt đỏ vì đó là nhu cầu thật sự và cơ hội đầu tư hiếm hoi tại Đà Nẵng.

Hiện tại, một số chủ đầu tư cũng tỏ ra dè chừng khi tung ra dự án mới vào thời điểm này, nhất là ngay sau khi ông chủ Tổ hợp dự án nghỉ dưỡng Cocobay tuyên bố "phá vỡ" các cam kết trả lợi nhuận cho nhà đầu tư. Trong khi đó, những nhà đầu tư nhỏ lẻ đã "ôm" đất ở thời điểm giá cao nhưng chưa kịp "đẩy hàng" hiện phải gồng gánh nhiều chi phí do BĐS hiện không còn dễ bán như trước.

Với sự chững lại của thị trường BĐS tại Đà Nẵng trong thời gian qua, đã xuất hiện nhiều lo ngại BĐS Đà Nẵng có thể sẽ vỡ "bong bóng" trong năm 2019, bởi năm 2018 là năm cuối cùng trong chu kỳ 10 năm lên xuống của thị trường BĐS ở thành phố biển này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…