Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng và vùng phụ cận vẫn ế ẩm

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và vùng phụ cận đang trong giai đoạn trầm lắng, thanh khoản chững lại và niềm tin của nhà đầu tư ở mức thấp...

Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng và vùng phụ cận trầm lắng
Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng và vùng phụ cận trầm lắng

Theo báo cáo mới đây của DKRA, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Đà Nẵng và vùng phụ cận đang trong giai đoạn trầm lắng. Cụ thể, ở loại hình biệt thự nghỉ dưỡng nguồn cung trong tháng ghi nhận ở mức tương đương so với tháng trước nhưng giảm xấp xỉ 4% so với cùng kỳ.

Thanh khoản thị trường gần như chững lại, hơn 90% dự án đóng giỏ hàng khiến thị trường không ghi nhận phát sinh giao dịch trong tháng. Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với tháng trước, các chính sách ưu đãi, chiết khấu… vẫn được áp dụng nhằm gia tăng thanh khoản, nhưng không đạt hiệu quả như kỳ vọng. Đặc biệt, niềm tin của nhà đầu tư ở mức thấp khiến thị trường ảm đảm và chưa có dấu hiệu ghi nhận sự hồi phục của phân khúc này trong ngắn hạn.

Còn nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng nguồn cung không có nhiều biến động so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ. Thị trường không ghi nhận giao dịch trong tháng vừa qua, hầu hết các dự án đóng giỏ hàng hoặc vướng sai phạm khiến thanh khoản gặp khó.

Mặt bằng giá bán sơ cấp nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng tiếp tục xu hướng đi ngang, những chính sách ưu đãi, chiết khấu… vẫn được áp dụng rộng rãi. Nhiều dự án vướng sai phạm, thi công chậm tiến độ… đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư khiến phân khúc này trong thời gian qua khá trầm lắng và gần như rơi vào chu kỳ ngủ đông kéo dài.

Tương tự các loại hình trên, nguồn cung condotel giảm nhẹ 1% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở Đà Nẵng và Quảng Nam chiếm 93% tổng nguồn cung toàn thị trường. Sức cầu thị trường giảm đáng kể, giảm hơn 29% so với tháng trước, lượng giao dịch tập trung chủ yếu ở những sản phẩm có pháp lý hoàn thiện với tổng giá bán dưới 3 tỷ đồng/căn.

Về giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với cùng kỳ, dù áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, cam kết, chia sẻ lợi nhuận,doanh thu… tuy nhiên thanh khoản vẫn gặp khó.

Ảnh màn hình 2024-09-18 lúc 16.12.00.png
Thị trường sơ cấp codotel

DKRA dự báo, thị trường condotel trong những tháng cuối năm dự kiến vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khi hành lang pháp lý cho phân khúc này vẫn chưa rõ ràng, thanh khoản duy trì ở mức thấp, cùng với đó là sự mất niềm tin của nhà đầu tư

Với thị trường nhà ở, nguồn cung căn hộ sơ cấp tăng 8% so với tháng trước, tập trung tại các quận thuộc Đà Nẵng. Thừa Thiên Huế và Quảng Nam tiếp tục khan hiếm nguồn cung mở bán. Lượng tiêu thụ sơ cấp cải thiện so với tháng trước, ghi nhận tăng 59% với khoảng 260 căn, phần lớn thuộc giai đoạn mở bán tiếp theo của một dự án tại quận Sơn Trà.

Loại hình căn hộ có mặt bằng giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp tiếp tục không có nhiều biến động, các giao dịch thứ cấp tập trung ở các dự án đã bàn giao nhà, có pháp lý rõ ràng, thuận tiện di chuyển về trung tâm thành phố.

“Trong tháng tới, với việc một số chủ đầu tư đẩy mạnh công tác truyền thông chuẩn bị mở bán, nguồn cung căn hộ mới có thể sẽ có những khởi sắc nhất định, tập trung tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn”, báo cáo cho biết.

Trái ngược với căn hộ, nhà phố, biệt thự có nguồn cung ghi nhận giảm xấp xỉ 5% so với tháng trước nhưng tăng nhẹ khoảng 9% so với cùng kỳ năm. Sức cầu chung thị trường vẫn duy trì ở mức thấp và chỉ tương tương 3% so với tháng trước. Nhiều dự án đóng giỏ hàng để điều chỉnh chính sách bán hàng phù hợp cũng là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường trầm lắng trong tháng qua.

Hiện, Đà Nẵng tiếp tục là địa phương dẫn dắt thị trường khi chiếm 48% tổng nguồn cung và chiếm 100% tổng lượng tiêu thụ sơ cấp trong tháng. Mặt bằng giá bán sơ cấp có xu hướng đi ngang so với cùng kỳ. Các chính sách hỗ trợ ngân hàng,ưu đãi lãi suất, ân hạn nợ gốc… được nhiều chủ đầu tư áp dụng rộng rãi.

Tại thị trường thứ cấp ghi nhận mức giá giảm 4% - 8% so với giai đoạn cuối năm, mức giảm tập trung chủ yếu ở nhóm các dự án đã triển khai lâu năm, xây dựng chậm tiến độ và chưa có pháp lý hoàn thiện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…