Bất đồng thương mại giữa Australia và Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng

Australia sẽ nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế chống bán phá giá của Trung Quốc đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia.

Trong thông báo vào ngày 19/6, Chính phủ Australia nhấn mạnh quyết định khiếu nại về mức thuế chống bán phá giá của Trung Quốc đối với rượu vang nhập khẩu từ Australia "nhằm bảo vệ các nhà sản xuất rượu của nước này" và phù hợp với "sự ủng hộ của chính phủ đối với hệ thống thương mại dựa trên quy tắc".

Tuy nhiên, thông báo lưu ý thêm rằng "Australia vẫn để ngỏ khả năng thảo luận trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này".

Mối quan hệ thương mại giữa Australia và Trung Quốc ngày càng kém thuận lợi khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới liên tục áp các mức thuế cao đối với hàng hóa Australia. Rất nhiều mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Australia như lúa mạch, sợi bông, thịt bò, tôm hùm, rượu vang, gỗ và than đá đã bị áp thuế quá cao hoặc bị đình chỉ nhập khẩu vào Trung Quốc.

Mới đây nhất, ngày 26/3, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo áp đặt các mức thuế chống bán phá giá dao động từ 116,2% đến 218,4% đối với rượu vang Australia nhập khẩu, có hiệu lực trong 5 năm tới.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rượu vang lớn của Australia. Tuy nhiên trong năm ngoái khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm 29% xuống còn 96 triệu lít. 

Trước đó, tháng 12/2020, Australia đã chính thức khởi kiện Trung Quốc lên WTO về việc áp đặt mức thuế cao hơn 80% đối với mặt hàng lúa mạch xuất khẩu của Australia.

Các quan chức Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết giá trị thương mại của Australia với Trung Quốc tại hầu hết các ngành đã giảm mạnh 40% kể từ khi bất đồng thương mại gia tăng.

TTXVN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…