Căng thẳng leo thang, Trung Quốc áp thuế... 212% đối với rượu vang Úc

Các nhà sản xuất rượu vang của Úc đã phải chịu một đòn giáng mạnh từ Trung Quốc khi căng thẳng thương mại 2 nước đang tiếp tục gia tăng.
Căng thẳng leo thang, Trung Quốc áp thuế... 212% đối với rượu vang Úc

Các nhà quản lý Trung Quốc mới đây đã đưa ra thông báo về quyết định áp thuế đối với rượu vang Úc sau khi tìm thấy bằng chứng sơ bộ về việc bán phá giá. 

Trung Quốc sẽ nâng thuế quan rượu vang Úc từ 107,1% lên đến 212,1%, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết. 

Động thái này tiếp tục đặt ra một rào cản khác cho các doanh nghiệp Úc khi mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh đang ngày càng xấu đi, bất chấp thoả thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới được ký kết giữa 2 bên. 

Trung Quốc đã công bố điều tra về một số đơn vị nhập khẩu rượu vang Úc vào tháng 8, sau khi có khiếu nại từ Hiệp hội Công nghiệp rượu vang Trung Quốc. Các nhà quản lý Trung Quốc vào thời điểm đó nói rằng họ sẽ điều tra 40 cáo buộc về các khoản trợ cấp không công bằng của chính phủ đối với mảng rượu vang Úc. 

Bộ Thương mại nước này hiện cho biết họ đã xác nhân các trường hợp bán phá giá, “gây thiệt hại về vật chất” cho ngành sản xuất rượu vang nội địa. 

Theo Wine Australia, một tổ chức thương mại được chính phủ Úc hậu thuẫn, chia sẻ: “Cho đến nay, Trung Quốc là nhà nhập khẩu rượu vang lớn nhất của Úc. Trong năm tài chính gần đây nhất, kết thúc vào tháng 9 vừa qua, chỉ riêng Trung Quốc đại lục đã chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu rượu vang Úc theo giá trị.”

“Đây là một đòn tàn khốc đối với những doanh nghiệp Úc buôn bán và làm việc với Trung Quốc trong ngành rượu vang. Chúng tôi nghĩ rằng quyết định của Trung Quốc không hợp lý và không có bằng chứng để chứng minh,” Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nhận xét. Ông cũng cho biết, Úc sẽ thách thức mức thuế quan này và có thể sẽ nêu vấn đề với Tổ chức Thương mại Thế giới. 

Năm nay, Úc đã khiến Trung Quốc tức giận khi kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Bắc Kinh sau đó đã nhắm tới Canberra về vấn đề thương mại, cụ thể là bằng cách đình chỉ một số sản phẩm thịt bò nhập khẩu và áp thuế nặng đối với lúa mạch Úc. 

Vào tháng 8, Úc đã ngăn chặn thành công việc mua bán một công ty sữa của Úc cho doanh nghiệp Trung Quốc khi các quan chức cho rằng thương vụ này “sẽ đi ngược lại với lợi ích quốc gia”. Công ty đó, Lion Dairy, hiện đang được bán cho Bega Cheese Australia, trong một thoả thuận trị giá 413 triệu USD. 

Trung Quốc gần đây đã thừa nhận sự rạn nứt trong mối quan hệ song phương, và nhấn mạnh rõ rằng họ biết lỗi là ở đâu. Vào tuần trước, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Úc nên chịu chịu trách nhiệm cho “sự suy thoái nặng nề” trong quan hệ hai nước. “Trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng này hoàn toàn không thuộc về Trung Quốc. Họ [Úc] đã thực hiện một loạt hành động sai trái gây ảnh hưởng tới Trung Quốc, đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ song phương đi xuống trầm trọng và mắc kẹt trong tình hình khó khăn hiện nay,” phát ngôn viên Zhao Lijian nhắc tới vấn đề trong cuộc họp báo.

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…