Australia sẽ ‘bảo vệ mạnh mẽ' ngành công nghiệp rượu vang của mình trước Trung Quốc

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Australia, nước này sẽ bảo vệ ngành sản xuất rượu vang của mình trước các áp lực từ Trung Quốc.
Australia sẽ ‘bảo vệ mạnh mẽ' ngành công nghiệp rượu vang của mình trước Trung Quốc

“Trong khi Trung Quốc… có thể muốn ‘chơi trò chơi’ theo cơ chế thị trường, chúng tôi tin vào cơ hội đưa sản phẩm này vào các thị trường khác vì chất lượng của nó”, ông David Littleproud, Bộ trưởng quản lý nông nghiệp, hạn hán và khẩn cấp của Australia nói với đài CNBC.

Bộ Thương mại Trung Quốc mới đây đã thông báo về việc áp thuế chống bán phá giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu rượu vang của Australia từ ngày 28/3. Bắc Kinh tuyên bố rằng Australia đã bán phá giá và trợ cấp cho việc xuất khẩu rượu vang của mình, do đó đã làm tổn hại đến ngành rượu nội địa của Trung Quốc.

Bộ trưởng Nông nghiệp Australia đáp lai: “Chúng tôi vô cùng thất vọng với quyết định này của Trung Quốc và xin khẳng định trong số 37 quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) trên thế giới, chỉ có duy nhất một quốc gia trợ cấp cho nông dân của họ ít hơn Australia”. Ông Littleproud nói thêm, rượu vang Australia là loại rượu có giá cao thứ hai ở Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh trở nên xấu đi sau khi Australia công khai ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về việc tìm hiểu và xử lý đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc. 

Kể từ đó, Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp cản trở xuất khẩu của Australia sang nước này bao gồm thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lúa mạch Australia cùng với lệnh cấm nhập khẩu đối với một số loại thịt đỏ. Các sản phẩm khác bị ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia bao gồm tôm hùm, bông, than và quặng sắt.

Australia là một trong số ít các quốc gia phát triển trên thế giới xuất siêu sang Trung Quốc và Canberra đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới làm trung gian hòa giải tranh chấp về thuế đối với lúa mạch của nước này tại thị trường Trung Quốc.

Về phần mình, Bộ trưởng Littleproud cho biết ông đã liên hệ với người đồng cấp ở Trung Quốc để yêu cầu đối thoại.

“Chúng tôi sẽ không ném đồ chơi của mình ra khỏi cũi (ngụ ý hành động của Trung Quốc mang tính trả đũa trẻ con). Chúng tôi muốn là người trưởng thành về điều này và khi họ sẵn sàng nói chuyện... trên cơ sở những gì chúng tôi đã cung cấp cho họ, thì chúng tôi sẽ ở đó để tiếp họ. Nhưng cho đến khi họ có thể làm được điều đó, thì mọi việc sẽ còn khó khăn,” ông nói. 

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…