Bên trong “thế giới ngầm”: Ngành khai thác tiền điện tử của Trung Quốc (P2)

Chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay “đàn áp” ngành khai thác tiền điện tử trong nước vào tháng 5, nhưng nhiều người “thợ đào công nghệ” đã tìm cách để tiếp tục hoạt động của mình mà không bị phát hiện.
Bên trong “thế giới ngầm”: Ngành khai thác tiền điện tử của Trung Quốc (P2)

Anh Ben (tên đã thay đổi) - người đã khai thác tiền điện tử từ năm 2015 - có một nghìn giàn khai thác được cung cấp bởi điện lưới và năm nghìn đơn vị khác được kết nối với thủy điện, trực tiếp từ nguồn ở tỉnh Tứ Xuyên, miền nam.

Đối với hàng trăm “thợ mỏ bitcoin” đang sử dụng điện lưới, Ben nói rằng anh đã rải chúng ra khắp đất nước, để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.

“Chúng thực chất ở khắp mọi nơi. Nhưng bạn sẽ không nhìn thấy gì cả,” Ben nói về thiết bị khai thác mà anh đã cắm vào các đường dây điện công nghiệp ở bất cứ được phép.

Theo Marshall Long, đây là thực tế phổ biến đối với nhiều “thợ đào bitcoin”, những người đã khai thác tiền điện tử trong hơn một thập kỷ ở cả những nơi khác như Thụy Điển, Iceland và Trung Quốc. “Họ đang khai thác từ lưới điện, và quy mô nhỏ hơn bây giờ, vì vậy chúng bị phân mảnh. Họ thường làm việc đó với khối lượng chỉ khoảng 20 megawatt hoặc nhỏ hơn.”

Trong trường hợp của Ben, hầu hết các giàn khai thác của anh đều chạy bằng thủy điện. Anh có hai địa điểm ở Tứ Xuyên. Một là 12 megawatt và 2 là tám megawatt. Ben nói với CNBC rằng sử dụng nguồn điện ngoài mạng cho phép mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt hơn nhiều và cũng dễ vận hành hơn. Mùa mưa ở Trung Quốc kéo dài từ tháng 5 đến cuối mùa thu, và lượng mưa ở cấp độ gió mùa dẫn đến lượng thủy điện dồi dào.

Kevin Zhang thuộc công ty tiền tệ kỹ thuật số Foundry - công ty đã giúp đưa hơn 400 triệu USD thiết bị khai thác từ Trung Quốc vào Bắc Mỹ, cho biết: “Chắc chắn có rất nhiều ‘thợ bitcoin’ đã gắn bó với hàng trăm nghìn con đập thủy điện ở Tứ Xuyên.”

Kỹ thuật “đào coin” để không bị phát hiện

Ngay cả trước khi có lệnh cấm, việc các “thợ đào bitcoin” thuê hoặc tự chế tạo các máy biến áp và trạm biến áp của riêng mình để cung cấp nguồn điện cho các “công trường khai thác bitcoin” đã trở nên phổ biến hơn. Máy biến áp lấy điện từ một trạm biến áp và chuyển nó thành điện áp thấp, sau đó có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho những thiết bị khai thác bitcoin.

Tại một trong những địa điểm riêng ở Tứ Xuyên, Ben đã trả khoản phí một lần để thuê toàn bộ một nhà máy điện hoạt động ngoài lưới điện, đó là một cách anh giảm thiểu khả năng bị phát hiện.

Mặc dù Ben đã thực hiện nhiều bước để che giấu hoạt động của mình, nhưng tất nhiên anh ta không hoàn toàn “miễn nhiễm” với việc bị phát hiện. Ben nói rằng China Telecom, một trong những công ty viễn thông lớn nhất của đất nước, đã hoạt động như những “cảnh sát bitcoin” ở Trung Quốc bằng cách theo dõi việc sử dụng điện đáng ngờ. Sau khi được xác định được mục tiêu, China Telecom sẽ đề cập hoạt động với chính quyền trung ương, đơn vị sau đó chuyển thông tin này đến tỉnh hoặc thị trấn cụ thể nơi xảy ra vụ khai thác bị phát hiện. Từ đó, theo Ben, chính quyền địa phương gọi điện trực tiếp cho nhà máy điện để điều tra. 

Bên trong “thế giới ngầm”: Ngành khai thác tiền điện tử của Trung Quốc (P2) ảnh 1

Một sự việc tương tự gần đây đã xảy ra với Ben, nhưng anh ấy đã may mắn thoát kịp vì chủ nhà máy điện quý anh. Khi chính quyền liên hệ với nhà máy điện về hoạt động đáng ngờ, chủ sở hữu đã giúp che giấu cho Ben. Sau cuộc gọi, Ben phải tắt mỏ trong vài ngày, thực hiện thêm một số bước để che bớt lưu lượng mạng của mình, sau đó bật nguồn trở lại.

Hầu hết các “thợ đào bitcoin” ngầm hiện đang chuyển sang các nhóm khai thác nước ngoài như một cách khác để che giấu dấu vết của họ, tham gia cùng các “thợ đào tiền điện tử” trên khắp hành tinh. Mặc dù nhiều nhóm khai thác đã thông báo tạm ngừng dịch vụ bên trong Trung Quốc, nhiều nguồn tin cho biết rằng một số nhóm khai thác nước ngoài vẫn đang đăng ký với các thợ đào Trung Quốc.

Ben giải thích: “Họ ẩn hashrate của mình. Hashrate là một thuật ngữ trong ngành được sử dụng để mô tả sức mạnh tính toán chung của tất cả các thợ đào trong mạng bitcoin.”

Điều này có thể giúp giải thích tại sao thị phần của Trung Quốc trên thị trường bitcoin toàn cầu gần như bằng 0 chỉ sau một đêm, vì chỉ số khai thác bitcoin dựa trên dữ liệu được chia sẻ một cách tự nguyện bởi các nhóm khai thác.

Theo nhiều nguồn tin, mặc dù các nhóm khai thác kín tiếng về việc hợp tác với các công ty Trung Quốc, nhưng họ đã rất hữu ích cho nhiều hoạt động ngầm ở hậu trường. 

Như Ben đã mô tả, một nhóm mà anh ấy làm việc cùng đã giúp anh ấy thiết lập một máy chủ khiến mỏ của anh ấy trông như thể có ít “điểm kết nối hơn”. Khi một địa chỉ IP có hàng nghìn điểm kết nối, mỗi điểm đều gửi một lượng lớn dữ liệu, điều đó có vẻ đáng ngờ đối với các nhà chức trách, đặc biệt là ở một vùng nông thôn như Tứ Xuyên.

Cuộc di cư vào 'mùa khô'

Nhưng những người khai thác bitcoin của Trung Quốc đã gặp phải một vấn đề mới và rất lớn: Mùa mưa đã qua.

Trong những năm trước đây, các thợ mỏ sẽ đóng gói thiết bị của họ và vận chuyển nó đến Tân Cương hoặc Nội Mông để khai thác điện do các nhà máy chạy bằng than tạo ra. Cả hai khu vực này hiện đều đã “nói không” với “thợ đào bitcoin”. 

“Mọi chuyện sẽ thực sự thú vị”, anh Zhang, người ước tính rằng thị phần của Trung Quốc trên thị trường bitcoin toàn cầu sẽ giảm mạnh xuống còn 5% khi các đập thủy điện cạn kiệt. “Rất nhiều thợ đào sẽ phải đầu tư và gửi thiết bị ra nước ngoài.”

Zhang nói với CNBC rằng “thật sự rất đau đớn" khi bạn phải rút phích cắm điện và định tuyến lại các thiết bị đào của mình nhiều lần, vì vậy anh ấy nghĩ rằng nhiều người sẽ tìm đến Bắc Mỹ, nơi họ có thể ký các thỏa thuận dài hạn. "Đó là một khuôn khổ ổn định hơn và nó sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều”. 

Và nhân vật chính của chúng ta, Ben cũng đang cân nhắc lựa chọn đó ngay bây giờ.

Nhưng cho đến khi anh ấy đạt được thỏa thuận với một “chủ nhà” bên Mỹ, Ben đang ở trong tình thế khó khăn. Mặc dù anh ấy đang bán một số Antminer ASIC dòng S19 của mình, nhưng phần lớn, anh ấy đang phải bám trụ vào những thiết bị hiện đang hoạt động của mình cho đến khi tìm ra các giải pháp mới. 

“Về cơ bản đây là những chiếc máy in tiền,” anh Zhang giải thích, đưa ra quan điểm rằng những chiếc máy này cấp quyền truy cập gần như ngay lập tức vào bitcoin hoặc đồng USD nếu bạn thanh lý số bitcoin của mình. “Đó là lý do lớn khiến nhiều thợ đào không đầu hàng và bán thiết bị, bởi vì đối với họ, đó là quyền tiếp cận vốn ở nước ngoài… một khi họ cắm giắc điện”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…