Bình Dương đặt mục tiêu thu hút 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trong năm 2024

Theo kế hoạch năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD, thu hút 1.100 - 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước...

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trong năm 2024
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trong năm 2024

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, địa phương này hiện có 28 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 93%, đưa Bình Dương trở thành địa phương có tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp cao nhất cả nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Dương có 3.080 dự án khu công nghiệp còn hiệu lực, bao gồm 2.400 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 29 tỷ USD và 680 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 93.576 tỷ đồng.

Theo kế hoạch năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh đặt mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD, thu hút 1.100 - 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.

Tổng vốn đầu tư xây dựng đạt 5.700 tỷ đồng, cho thuê và cho thuê lại đất 100 - 150 ha, thu hút 15.000 lao động, tổng doanh thu 35 - 40 tỷ USD.

Hiện nay, các khu công nghiệp VSIP III (giai đoạn 2), hơn 800 ha và khu công nghiệp Cây Trường 700 ha đang tiến hành hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sẵn sàng mặt bằng sạch để đón thêm dòng vốn mới.

Giai đoạn 2023 - 2025, Bình Dương đầu tư 10 khu công nghiệp, với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 3.154 ha.

Giai đoạn 2026 - 2030 là 19 khu công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 5.537 ha. Trong đó, bao gồm việc tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các khu công nghiệp của giai đoạn 2023-2025 chuyển sang với diện tích khoảng 2.063 ha và đầu tư mới thêm 9 khu công nghiệp với diện tích khoảng 3.474 ha.

Các khu công nghiệp này được đầu tư theo mô hình '3 trong 1' (khu công nghiệp - khu đô thị - khu dịch vụ) với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại.

Nắm bắt những yêu cầu phát triển cũng như xu thế thu hút FDI thế hệ mới, Bình Dương đang tiếp tục chuyển hướng thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng tăng hàm lượng chất xám, khoa học công nghệ cao và thân thiện môi trường.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đang tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh nhằm thích ứng với nền sản xuất mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tỉnh Bình Dương đang nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu trở nên thông minh hơn, đồng thời quy hoạch các khu công nghiệp mới hướng đến hiện đại, sinh thái.

Bình Dương đang được xem là “vùng trũng” đón sóng mạnh mẽ nhất từ xu hướng này. Các chuyên gia phân tích, Bình Dương là “thủ phủ” công nghiệp của cả nước, sở hữu vị trí liền kề TP. HCM, thông qua nhiều tuyến đường huyết mạch nối thẳng đến trung tâm đầu tàu kinh tế của cả nước.

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện đã thu hút được 3.800 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn gần 40.000 tỷ đồng và 726 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 7 tỷ USD. Trong bán kính 10km, Bến Cát đang có nhiều khu công nghiệp hàng đầu như VSIP II (1.700ha), Mỹ Phước 3 (gần 700ha), Mỹ Phước 2 (800ha), Mỹ Phước 1 (gần 500ha)…

Xem thêm

Gần 4,29 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

Gần 4,29 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,94 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký cấp mới...

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn đeo bám, doanh nghiệp xi măng đồng loạt báo lỗ

Khó khăn đeo bám, doanh nghiệp xi măng đồng loạt báo lỗ

Phần lớn các doanh nghiệp xi măng vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 đều ghi nhận kết quả không mấy khả quan khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn từ tình trạng dư thừa nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cùng với nhu cầu tiêu thụ sụt giảm...

 Ba "đôi cánh" giúp ngành hàng không bay cao

Ba "đôi cánh" giúp ngành hàng không bay cao

Theo SSI Research, có ba động lực chính giúp các công ty hàng không Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025 là giá dầu giảm, lượng hành khách tăng ổn định và tình trạng thiếu nguồn cung tàu bay...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...