Gần 4,29 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,94 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký cấp mới...

Gần 4,29 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam

Sáng ngày 29/2, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2024 với nhiều số liệu quan trọng.

Theo báo cáo, tính đến ngày 20/2/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước.

Về chi tiết, vốn đăng ký cấp mới có 405 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 103,8% về số vốn đăng ký.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 2,09 tỷ USD, chiếm 58,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 38%; các ngành còn lại đạt 139,3 triệu USD, chiếm 3,9%.

Trong số 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,94 tỷ USD, chiếm 53,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 460,7 triệu USD, chiếm 12,8%; Nhật Bản 408,4 triệu USD, chiếm 11,4%; Trung Quốc 381,6 triệu USD, chiếm 10,6%; Hàn Quốc 137,9 triệu USD, chiếm 3,8%; Đài Loan 67 triệu USD, chiếm 1,9%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 159 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 442,1 triệu USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,45 tỷ USD, chiếm 60,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,38 tỷ USD, chiếm 34,1%; các ngành còn lại đạt 209,4 triệu USD, chiếm 5,2%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 367 lượt với tổng giá trị góp vốn 255,4 triệu USD, giảm 68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 131 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 131,5 triệu USD và 236 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 123,9 triệu USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 86,53 triệu USD, chiếm 33,9% giá trị góp vốn; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 58,8 triệu USD, chiếm 23%; ngành còn lại 110,1 triệu USD, chiếm 43,1%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,17 tỷ USD, chiếm 77,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 279,3 triệu USD, chiếm 10%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 128,4 triệu USD, chiếm 4,6%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2024 có 17 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 24,8 triệu USD, giảm 77,3% so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 220 nghìn USD, giảm 96,1%.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 25 triệu USD, giảm 78,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 9,9 triệu USD, chiếm 39,4% tổng vốn đầu tư; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5,4 triệu USD, chiếm 21,5%; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD; chiếm 20%.

Trong 2 tháng đầu năm 2024 có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó: Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với 6,7 triệu USD, chiếm 26,6% tổng vốn đầu tư; New Zealand 5,9 triệu USD, chiếm 23,5%; Đức 5,4 triệu USD, chiếm 21,5%; Lào đạt 4,2 triệu USD, chiếm 16,9%; Trung Quốc 1,4 triệu USD, chiếm 5,6%.

Báo cáo cũng cho biết thêm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2/2024 ước đạt 26,9 nghìn tỷ đồng, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, giảm 20,7%; vốn địa phương quản lý đạt 22,2 nghìn tỷ đồng, giảm 11,3%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 59,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,4% kế hoạch năm và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 8% và tăng 21,8%).

Cụ thể, vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý ước đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, bằng 8% kế hoạch năm và giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý ước đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, bằng 8,5% kế hoạch năm và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 33,3 nghìn tỷ đồng, bằng 7,9% và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2023; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 14,7 nghìn tỷ đồng, bằng 9,7% và tăng 7%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 11,2% và tăng 6,5%.

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2/2024 được các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm, đặc biệt là các dự án chuyển tiếp.

Xem thêm

Vị đắng của cổ phiếu ngành bia rượu

Vị đắng của cổ phiếu ngành bia rượu

Ngành bia rượu đang chứng kiến lượng tiêu thụ suy giảm mạnh trong bối cảnh sức mua giảm cộng thêm Nghị định 100 siết chặt quy định về nồng độ cồn của người tham gia giao thông. Điều này dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp bia rượu sụt giảm hàng nghìn tỷ đồng…

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).