Bộ Tài chính cảnh báo về đề xuất tăng vốn của Vietravel Airlines

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines)...
Bộ Tài chính cảnh báo về đề xuất tăng vốn của Vietravel Airlines

Bộ Tài chính cho biết, dự án vận tải hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 457/QĐ-TTg ngày 3/4/2020, nay nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh tăng tổng vốn đầu tư từ 700 tỷ đồng lên 8.250 tỷ đồng, tức tăng trên 20%, nên việc chấp thuận tăng vốn này thuộc thẩm quyền Thủ tướng.

Ngoài ra, theo đề xuất điều chỉnh dự án đầu tư hồi tháng 4/2022, tổng vốn đầu tư dự án là 7.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư vào 10/2022 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án là 8.250 tỷ đồng. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến đề nghị nhà đầu tư rà soát và thống nhất số liệu về tổng vốn đầu tư dự án điều chỉnh

Về năng lực tài chính của nhà đầu tư, Bộ Tài chính cho biết theo văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư vào tháng 10/2022 của nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư của dự án điều chỉnh là 8.250 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 2.000 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động và lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư và được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 2021 - 2025 là 7.640 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư năm 2020 là 700 tỷ đồng; năm 2021 là 1.300 tỷ đồng và năm 2025 là 2.000 tỷ đồng. Còn lại là vốn huy động và lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư. Giai đoạn 2026 - 2030 là 8.250 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 2.000 tỷ đồng. Còn lại là vốn huy động và lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư. 

Bộ Tài chính đánh giá tổng vốn đầu tư cả 2 giai đoạn theo báo cáo là 15.890 tỷ đồng là chưa thống nhất so với tổng số vốn đề xuất là 8.250 tỷ đồng. Đồng thời, theo báo cáo nhà đầu tư đã hoàn tất việc góp vốn 2.000 tỷ đồng (năm 2020 là 700 tỷ đồng, năm 2021 là 1.300 tỷ đồng), vượt tổng vốn đầu tư dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 3/4/2020.

Mới đây, ngày 9/2, trong buổi lễ khởi động đường bay thứ hai của Vietravel Airlines ra thị trường quốc tế, ông Đức Biên – Tổng Giám đốc Vietravel Airlines cho biết đã trình Chính phủ đề xuất lộ trình tăng vốn để có thêm nguồn lực mở rộng đội tàu bay, phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Hiện Vietravel Airlines đang sở hữu đội máy bay 3 chiếc Airbus A32.1

Vũ Đức Biên – Tổng Giám đốc Vietravel Airlines
Ông Vũ Đức Biên, Tổng Giám đốc Vietravel Airlines

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu nhà đầu tư giải trình làm rõ các nội dung nêu trên; đồng thời xem xét lại phân kỳ đầu tư đảm bảo tiến độ thực tế.

Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính năm 2021 (đã được kiểm toán), tại bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2021, vốn góp chủ sở hữu là 861,6 tỷ đồng (trong đó vốn góp của chủ sở hữu là 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 438,3 tỷ đồng). Theo báo cáo tài chính giữa niên độ đã được soát xét cho kỳ tài chính 6 tháng kết thúc vào ngày 30/6/2022, vốn chủ sở hữu là 594,3 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 705,6 tỷ đồng).

Như vậy, căn cứ theo các báo cáo tài chính trên, vốn góp của nhà đầu tư chưa đảm bảo, đồng thời hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư đang không hiệu quả nên phần lợi nhuận để lại để tái đầu tư là không có cơ sở.

Về cơ cấu sở hữu vốn cũng đang có sự chênh lệch về tỷ lệ nắm giữ. Cụ thể, báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét của Vietravel Airlines cho biết Công ty Cổ phần Tập đoàn Vietrave là công ty mẹ nắm giữ 55,58% vốn điều lệ của Vietravel Airlines. Nhưng trong báo cáo tài chính của Vietravel lại thể hiện chỉ nắm giữ 40,68%. Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đảm bảo việc góp vốn vào Vietravel Airlines đúng quy định pháp luật. 

Bộ Tài chính cho biết trong năm 2021, Vietravel Airlines thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 600 tỷ đồng bằng tiền. Qua rà soát thuyết minh báo cáo tài chính năm 2021, tại thời điểm ngày 31/12/2021, khoản tiền góp để tăng vốn điều lệ không được thể hiện ở mục tiền và các khoản tương đương tiền hay các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Tuy nhiên, khoản mục đầu tư tài chính dài hạn có phát sinh 500 tỷ đồng.

Bộ Tài chính xác định đây là khoản trái phiếu phát hành bởi Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải, tất cả khoản trái phiếu này đã được sử dụng để làm tài sản đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu của Vietravel (nắm giữ 43,92% vốn điều lệ của Vietravel Airlines).

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư soát việc tăng vốn điều lệ tại Vietravel Airlines; làm rõ tài sản góp vốn có phục vụ hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không hay không; đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, làm cơ sở xem xét, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, đảm bảo hiệu quả và đúng quy định pháp luật. 

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng lưu ý Bộ Kế hoạch đầu tư cần đánh giá độ hiệu quả hoạt động của Vietravel Airlines thông qua các chỉ số tài chính, đồng thời phải đặt đề xuất tăng vốn, tăng máy bay của Vietravel Airlines trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường hàng không hiện nay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…