Cà Mau kiến nghị Bộ Quốc phòng cho ý kiến về việc nâng cấp sân bay Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị giao Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện việc nâng cấp sân bay Cà Mau giai đoạn 2021-2025.
Cà Mau kiến nghị Bộ Quốc phòng cho ý kiến về việc nâng cấp sân bay Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau vừa kiến nghị Bộ Quốc phòng có ý kiến để Thủ tướng quyết định đầu tư nâng cấp sân bay Cà Mau vào giai đoạn 2021 - 2025, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, du lịch của địa phương và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, UBND tỉnh Cà Mau còn kiến nghị giao Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện. Trường hợp việc đầu tư gặp khó khăn về nguồn vốn, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị nghiên cứu lựa chọn đầu tư một số hạng mục công trình theo hình thức đối tác công tư.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, sân bay Cà Mau nằm ở trung tâm bán đảo Cà Mau, không chỉ giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Cà Mau mà còn cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp sân bay Cà Mau không những tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hãng hàng không tham gia đầu tư, khai thác, tăng tính cạnh tranh, giảm giá vé mà còn đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng biển Tây Nam.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Sân bay Cà Mau được quy hoạch đến năm 2020 với quy mô sân bay dân dụng cấp 3C, đạt công suất thiết kế 300.000 hành khách/năm và sân bay quân sự cấp 2, đến năm 2030 quy mô sân bay dân dụng cấp 4C, đạt công suất thiết kế 1 triệu hành khách/năm và sân bay quân sự cấp 2.

Sân bay Cà Mau có đường cất hạ cánh dài 1.500 m, là sân bay dân dụng hàng không cấp 3C và sân bay quân sự cấp 2, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay nhỏ như: ATR-72, AN-2, MIA-17…

Công ty Bay dịch vụ hàng không - VASCO đã khai thác tuyến bay TP. HCM - Cà Mau – TP. HCM, với lịch bay thường lệ là từ thứ Hai đến Chủ nhật hàng tuần bằng máy bay ATR 72-500.
Những năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông từ các tỉnh trong vùng kết nối với Cà Mau đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển của tỉnh, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Tính riêng trong năm 2019, Cà Mau đã đón gần 2 triệu lượt khách du lịch trong khi mỗi ngày chỉ có một chuyến bay (loại máy bay ATR 72-500) đến và đi, các tuyến quốc lộ liên kết vùng hầu hết có quy mô 2 làn xe cơ giới.

UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, nhằm thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020 và định hướng đến 2030, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau  thì việc đầu tư nâng cấp kéo dài đường hạ cất cánh sân bay Cà Mau đạt chiều dài 2.400m, xây dựng khu hàng không dân dụng để đạt cấp sân bay cấp 4C, quân sự cấp 2, phục vụ nhiều loại máy bay to là hết sức cần thiết.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…