Cận cảnh trực thăng tấn công AH-1Z Viper của Lính thủy Đánh bộ Mỹ diễn tập chiến đấu

Truyền thông Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ công bố một video, ghi lại cuộc diễn tập chiến đấu có sử dụng tên lửa không đối không của trực thăng tấn công AH-1Z Viper được biên chế trong lực lượng này.

Vài tháng trước đây, vào ngày 11/12/2019, Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ Mỹ tiến hành cuộc diễn tập mang tên Cơn bão Viper “Viper Storm” tại căn cứ sân bay Pendleton  (Station Camp Pendleton) của lực lượng này thuộc khu vực phía nam bang California

Video cuộc diễn tập “Viper Storm” cho thấy, các trực thăng tấn công xuất kích từ hai địa bàn riêng biệt. Trong đó, một trên bờ biển và một trong đất liền, để tấn công các mục tiêu mô phỏng kẻ thù giả định có các mối đe dọa tương đương và gần tương đương, ngăn chặn khả năng tự do cơ động của lực lượng hải quân và lực lượng liên quân - vốn được xác định là rất cần thiết để duy trì quyền kiểm soát tình huống và đảm bảo linh hoạt trong các hoạt động chiến đấu trên biển.

Một tính năng kỹ chiến thuật ít được biết đến, được AH-1Z Vioer thể hiện trong cuộc diễn tập là khả năng tấn công máy bay không người lái, máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu cánh cứng.

Chiếc Vipers được trang tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire và tên lửa không đối không tầm gần AIM-9 Sidewinder, có khả năng hoạt động rất linh hoạt trong chiến đấu trên biển và trên vùng bờ biển.

AH-1Z được thiết kế với đôi cánh lớn hơn so với máy bay trước đây là Super Cobra AH-1W, có thể mang theo hỗn hợp vũ khí bao gồm 2 tên lửa Sidewinder, 16 tên lửa không đối đất (JAGM) hoặc Hellfires, thùng nhiên liệu phụ và 76 rockets có hoặc không có điều khiển các loại khác nhau. Trong đó, có loại tên lửa dẫn đường bán chủ động laser tăng cường độ chính xác (APKWS) mới nhất. Lợi thế này cho phép trực thăng tấn công có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trên không, biển và trên đất liền.

AH-1Z Viper có khả năng tấn công và sống còn cao hơn so với AH-1W Super Cobra phần lớn nhờ vào vũ khí hiện đại, hệ thống cảm biến các loại và hệ thống thông tin liên lạc được hiện đại hóa. Viper có thể mang theo tên lửa không đối đất JAGM, sẽ thay thế tên lửa Hellfire trong tương lai.

Tên lửa JAGM là loại vũ khí có đầu tự dẫn đa cảm biến (hồng ngoại, quang điện tử và dẫn đường bán chủ động laser), phóng từ trên không, được điều khiển chính xác để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao trên bộ và trên biển. Phi công xác định mục tiêu cần tiêu diệt, ngắm khóa mục tiêu, bắn và quên. Tên lửa sử dụng trong mọi điều kiện thời tiết, ngày và đêm.

Buồng lái AH-1Z Viper bằng kính, cho phép phi công có thể quan sát và nhận thức tình huống rộng và chi tiết hơn. Hệ thống kính ngắm quang điện tử hiện đại hóa, kết hợp với radar có phạm vi quan sát và phát hiện mục tiêu lớn, cho phép Viper tấn công các mục tiêu trên khoảng cách rất xa mà các trực thăng tấn công trên biển trước đây không thể thực hiện.

Trực thăng tấn công Lính thủy đánh bộ Mỹ huấn luyện chiến đấu. Video Trung sĩ nhất Charles Plouffe trên Twitter

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...