Căng thẳng Biển Đỏ, “bỏ giỏ” cổ phiếu nào?

Kênh đào Suez (nối liền Biển Đỏ) là tuyến đường biển nhanh nhất giữa châu Á và châu Âu, đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Kênh đào Suez đóng góp khoảng 10% thương mại toàn cầu (17.000 tàu /năm) đi qua mỗi năm...

chung-khoan-tang-manh--n1
Căng thẳng Biển Đỏ thì “bỏ giỏ” cổ phiếu nào?

Sau khi nổ ra cuộc chiến Israel-Hamas vào tháng 10 /2023. Nhóm Houthi đã tuyên bố ủng hộ Hamas và cho biết họ đang nhắm mục tiêu vào các tàu qua Biển Đỏ, đi đến Israel nhưng không cần biết tàu nào đi đến Israel hay không.

Lực lượng hải quân Mỹ và Anh ở Biển Đỏ hiện đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của phiến quân Houthi ở Yemen để đáp trả các cuộc tấn công vào tàu bè này. Hiện tại, các hãng tàu lớn đã chuyển hướng các tàu đi một tuyến đường dài hơn quanh Mũi Hảo Vọng của Châu Phi, dài hơn tuyến đường cũ, dài hơn khoảng 6.300 km và mất hơn khoảng 10 ngày vận chuyển.

Trong báo cáo ngành mới công bố, Công ty Cổ phần Chứng khoán Yuanta (YSVN) cho biết, sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu.

Nguồn: YSVN

Nguồn: YSVN

YSVN đánh giá, kênh đào Suez (nối liền Biển Đỏ) là tuyến đường biển nhanh nhất giữa châu Á và châu Âu, đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Kênh đào Suez đóng góp khoảng 10% thương mại toàn cầu (17.000 tàu /năm) đi qua mỗi năm. Bất kỳ con tàu nào đi qua kênh đào Suez đến hoặc đi từ Ấn Độ Dương đều phải đi qua eo biển Bab al -Mandab và Biển Đỏ.

LOẠT CỔ PHIẾU ĐƯỢC HƯỞNG LỢI LỚN

Theo S&P Global Market Intelligence, gần 15% hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi được vận chuyển từ châu Á và vùng Vịnh bằng đường biển, đa phần là đi qua Biển Đỏ. Hiện tại các hãng tàu lớn qua Biển Đỏ đều đã chuyển sang đi đường khác qua Mũi Hảo Vọng, dài hơn đường cũ 6.300 km, lâu hơn 10 ngày.

Chỉ số giá cước vận chuyển container đến Trung Quốc hiện đã tăng mạnh 124% so với trước đó, tương tự những gì đã xảy ra trong 2021. Nếu tình trạng căng thẳng tiếp tục diễn ra, nhiều khả năng giá cước container từ châu Á sang châu Âu, Mỹ sẽ còn tăng tiếp, tạo áp lực lên lạm phát chung của thế giới.

anh-chup-man-hinh-2024-01-21-luc-170355-2100.png
Nguồn: YSVN

Trên cơ sở đó, YSVN đánh giá những doanh nghiệp cảng biển sẽ được hưởng lợi là Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH); Công ty Cổ phần Container Việt Nam (mã chứng khoán: VSC), Công ty Cổ phần Gemadept (mã chứng khoán: GMD).

Ngoài ra, căng thẳng Biển Đỏ có thể làm tăng giá dầu, khí đốt do 10% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển và 8% lượng khí LNG được vận chuyển qua kênh Suez; dầu vận chuyển đến châu Á bị chậm giao, ảnh hưởng nguồn cung; làm tăng phí bảo hiểm chiến tranh đối với việc vận chuyển hàng hóa. Nếu xung đột mở rộng sang eo biển Hormuz, gần Iran thì mức độ ảnh hưởng sẽ tăng hơn nữa.

Trong quá khứ, đã có nhiều lần Iran có các hành động đe dọa và tấn công các tàu chở hàng qua Eo biển Hormuz (gần Biển Đỏ) và 2 lần gần nhất đều làm giá dầu Brent tăng như tháng 12/2011 (tăng 18%) và 7/2028 (tăng 15%). Do đó, YSVN cho rằng các doanh nghiệp dầu khí cũng sẽ được hưởng lợi từ những nguyên nhân trên, bao gồm: Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (mã chứng khoán: PVD), Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán: PVS), Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (mã chứng khoán: GAS), Công ty Cổ phần Việt Nam (mã chứng khoán: CNG).

anh-chup-man-hinh-2024-01-21-luc-170415-8759.png
Nguồn: YSVN

Do sự cố tại Suez, tình trạng thiếu hụt vỏ container rỗng đang diễn ra khi nhu cầu sử dụng container từ Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn ở mức cao. Các container chứa hàng bị trì hoãn tại các cảng ở Châu Âu và Hoa Kỳ do tình trạng tắc nghẽn tại cảng, đồng thời các tàu chở hàng bị kẹt ở Suez không thể mang container rỗng quay về Châu Á đúng lịch trình, gây tình trạng mất cân bằng cung – cầu container trên thị trường vận tải giai đoạn này.

Trong khi đó, giá cước vận chuyển container từ Thượng Hải đến các thành phố lớn ở châu Âu và Mỹ đều tăng từ 8-25% trong 1 tháng qua. Chỉ số Container Thế giới của Drewry (DWCI) tăng 15% lên 3.072 USD/container 40ft trong tuần này và tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp mảng container hưởng lợi sẽ gồm: Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An, Công ty Cổ phần Container Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG).

anh-chup-man-hinh-2024-01-21-luc-170427-401.png
Nguồn: YSVN

XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ CHÂU ÂU CÓ THỂ BỊ ẢNH HƯỞNG

Theo YSVN, các cuộc tấn công gần đây nhằm vào tàu thương mại ở Biển Đỏ đã tạo ra một tác động gián tiếp lên chi phí vận tải hàng không. Sự phục hồi của nhu cầu vận tải (CTK) đang diễn ra song song với việc thiếu hụt công suất vận tải (ACTK) ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu, điều này đẩy chi phí vận tải lên cao.

Các nhà bán lẻ đang xem xét việc chuyển sang vận chuyển hàng không như một giải pháp. Nếu tình hình bất ổn tại Biển Đỏ tiếp tục, các công ty có thể tăng cường sử dụng dịch vụ vận tải hàng không để tránh gián đoạn hoạt động thương mại. Theo dữ liệu của Xeneta, giá cước giao ngay hàng hóa bằng đường hàng không trung bình toàn cầu đã đạt đỉnh 2,6 USD/kg vào tháng 12/2023.

anh-chup-man-hinh-2024-01-21-luc-170451-4463.png
Nguồn: YSVN

Do đó, các chuyên gia từ YSVN cũng cho rằng: “Các hãng hàng không Việt Nam cũng sẽ có hưởng lợi từ điều này nhưng không đáng kể”.

Đối với xuất nhập khẩu, Chứng khoán Yuanta đánh giá, sự gia tăng trong chi phí vận chuyển có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Âu. Các hãng tàu vận chuyển đã tăng phí do tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ, ảnh hưởng đến an toàn hàng hải và buộc họ phải điều chỉnh lộ trình, kéo dài thời gian vận chuyển.

Tuy nhiên, mức độ tác động đến cả ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam là không lớn do giá trị xuất nhập khẩu sang châu Âu chiếm chỉ chiếm 15% tổng giá trị xuất nhập khẩu, không quá lớn.

anh-chup-man-hinh-2024-01-21-luc-170459-2339.png
Nguồn: YSVN

Mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang châu Âu như dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện có thể chịu ảnh hưởng do sự kết hợp giữa thời gian giao hàng kéo dài và giá cước tăng, chi phí bảo hiểm tăng, tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

"Nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang châu Âu nếu tình hình căng thẳng kéo dài", Yuanta khuyến nghị.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...