Dù là trong nước hay quốc tế, du khách Trung Quốc vẫn là đối tượng “chịu chi” nhất thế giới khi đi du lịch

Du khách Trung Quốc được đánh giá là có mức chi tiêu nhiều nhất khi đi du lịch so với các quốc tịch khác, bất kể là du lịch nội địa hay nước ngoài…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
https-cms-image-bucket-production-ap-northeast-1-a7d2s3ap-northeast-1amazonawscom-images-5-4-1-0-4960145-1-eng-gb-0707n-bakugai-8024.jpg

Theo một báo cáo được công bố bởi Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) phối hợp với Bicester Collection và Đại học Bách khoa Hồng Kông cho thấy, du khách từ Trung Quốc đại lục chi tiêu nhiều nhất cho việc mua sắm khi đi du lịch so với các quốc tịch khác, với mức chi tiêu trung bình là 1.350 USD/người.

THÓI QUEN MUA SẮM KHI DU LỊCH

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc, người tiêu dùng Trung Quốc thường rất chịu chi khi đi du lịch, ghi nhận 255 tỷ USD giá trị hàng hoá mua sắm ở nước ngoài vào năm 2019.

Như các nhà phân tích tại ngân hàng Morgan Stanley kỳ vọng, sau ba năm gián đoạn vì Covid-19, doanh số bán hàng xa xỉ năm 2023 sẽ tăng lên 20% và có thể đóng góp cho 60% mức tăng trưởng chi tiêu vào năm 2030.

Các giám đốc điều hành tại LVMH và Richemont, hai trong số những tập đoàn thời trang lớn nhất thế giới, cho rằng khách du lịch Trung Quốc sẽ thực hiện các chuyến đi ngắn ngày tới Hồng Kông trước khi xuất hiện vào khoảng giữa năm 2024 tại các thánh địa thời trang châu Âu như Place Vendôme, Bond Street và Via Monte Napoleone.

Tại điểm mua sắm sang trọng La Roca Village ở Barcelona, Julia Simpson, Chủ tịch Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới chia sẻ với Jing Daily rằng: “Dữ liệu của chúng tôi cho bất chấp một số áp lực lạm phát, nhu cầu bị dồn nén hiện vẫn đang rất mạnh. Mọi người đều đang ưu tiên cho việc du lịch”.

Trong thời kỳ đại dịch, nhiều thương hiệu quốc tế đã nhanh chóng tìm đến các nền tảng thương mại điện tử, chẳng hạn như thị trường kỹ thuật số B2C Tmall của Alibaba khi hoạt động du lịch xuyên biên giới bị đình trệ, ví dụ như Brunello Cucinelli và Berluti của Ý. Giờ đây, họ chuẩn bị gặt hái “trái ngọt” từ nỗ lực đa kênh khi khách du lịch Trung Quốc dễ dàng nhận ra cửa hàng và dấu ấn thương hiệu của họ ở Milan, New York hoặc Paris từ trải nghiệm mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc.

Đối với hãng sản xuất găng tay Dents của Anh, nơi đã mở một cửa hàng kỹ thuật số trên Tmall vào 2 năm trước, việc khách du lịch Trung Quốc quay trở lại các cửa hàng bách hóa Harrods, Selfridges và Liberty ở London cũng sẽ là tín hiệu đáng mừng khi thương hiệu của họ ngày nay được biết đến nhiều hơn ở quốc gia tỷ dân.

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, gần 70% hàng hóa xa xỉ của người tiêu dùng Trung Quốc được mua khi ở nước ngoài. Nhưng khi đại dịch tiếp diễn, doanh số bán hàng xa xỉ nội địa ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi lên 68,25 tỷ USD từ năm 2019 đến năm 2021, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Bain.

Hải Nam là điểm đến du lịch phổ biến trong thời kỳ đại dịch, cho phép người Trung Quốc đi du lịch trong nước mà vẫn được hưởng các quyền lợi miễn thuế. Khai trương vào tháng 10/2022, trung tâm mua sắm miễn thuế ở Hải Khẩu được cho là cơ sở mua sắm miễn thuế lớn nhất thế giới, với vô số các thương hiệu cao cấp như Cartier, Hermes, YSL, Prada, Burberry, Bottega Veneta,…

Kể từ khi biên giới được mở cửa trở lại, du khách Trung Quốc nói chung đang có xu hướng lựa du lịch chủ yếu trong khu vực APAC. Theo công ty du lịch Trung Quốc Ctrip, Bali, Bangkok, Chiang Mai, Kuala Lumpur, Manila và Singapore là một số điểm đến du lịch phổ biến nhất trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

high-street-europe-china-tourists-shoppers-luxury-goods-9343.jpg

THU HÚT “KHÁCH SỘP”

Tuy nhiên, sự chênh lệch giá từ 25% đến 45% đối với các mặt hàng thời trang và đồ da giữa Trung Quốc đại lục hoặc châu Á và châu Âu lại là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hơn nữa mong muốn đi du lịch của người tiêu dùng Trung Quốc, khi họ tìm kiếm những ưu đãi tốt hơn và trải nghiệm lạ ở những điểm đến mới.

Hơn thế nữa, để thu hút người mua hàng Trung Quốc, các nhà bán lẻ chủ động hướng tới việc cung cấp trải nghiệm đa kênh. Mở rộng các phương thức thanh toán để kết hợp các hệ thống thanh toán của Trung Quốc như Alipay và WeChat Pay, triển khai các chương trình quyền lợi theo văn hoá châu Á và tăng số lượng nhân viên nói tiếng Trung Quốc, như Bicester Collection đang thực hiện trên khắp địa điểm mua sắm của mình, cũng là một lợi ích to lớn trong việc thu hút người Trung Quốc.

Tmall Global của Alibaba cũng đã hợp tác với một số đơn vị cao cấp để đơn giản hóa trải nghiệm mua sắm xa xỉ. Thông qua quan hệ đối tác, người tiêu dùng Trung Quốc có thể mua sản phẩm và được giao hàng thẳng đến nhà của họ ở Trung Quốc, ngay cả khi việc mua sắm được thực hiện ở nước ngoài.

Tuy nhiên, thương mại điện tử sẽ không thay thế du lịch bán lẻ thực tế. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, sau khi phân tích các mô hình mua sắm của khách du lịch có thể thấy rằng việc kết hợp du lịch trải nghiệm với bán lẻ là điều cần thiết để đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.

screen-shot-2015-09-22-at-111948-pm-3343.png

Mặc dù mua sắm trực tuyến nâng cao trải nghiệm bán lẻ truyền thống cho khách du lịch nhưng phương tiện này không thay thế được trải nghiệm đó. Khách du lịch chủ yếu thích mua sắm trực tiếp để làm phong phú thêm chuyến du lịch của họ.

Ngoài ra, người mua sắm Trung Quốc cũng đã quen với các trải nghiệm cao cấp tại các địa điểm sang trọng ở Thượng Hải hay Bắc Kinh, đây cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp quốc tế đang muốn tham khảo để áp dụng.

“Các trung tâm mua sắm ở Trung Quốc rất tiên tiến trong lĩnh vực bán lẻ. Một số thậm chí còn giới thiệu các khu vực như “Người chồng chờ vợ mua sắm” để phục vụ tất cả du khách”, Giáo sư Haiyan Song từ Trường Quản lý Du lịch và Khách sạn thuộc Đại học Bách khoa Hồng Kông cho biết.

Một lợi ích đáng kể khác đối với du lịch bán lẻ là khả năng được miễn thuế, ưu tiên các cửa hàng bách hóa miễn thuế. Vương quốc Anh gần đây đã thu hồi quyền mua sắm miễn thuế đối với khách du lịch và điều này sẽ dẫn đến khoản suy giảm lên đến 1 tỷ USD mỗi năm từ khách du lịch Trung Quốc.

Theo một báo cáo gần đây của Euromonitor International, doanh số bán hàng miễn thuế ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ đạt 81 tỷ USD vào năm 2027. Một phần đáng kể trong con số này dự kiến sẽ đến từ Trung Quốc. Số tiền này chiếm gần một nửa giá trị thị trường miễn thuế toàn cầu dự kiến là 168 tỷ USD vào năm 2027.

Có thể bạn quan tâm