CEO nào được trả lương cao nhất nước Mỹ?

Infographic dưới đây sử dụng dữ liệu do The Wall Street Journal cung cấp về những CEO được trả lương cao nhất trong nhóm các công ty S&P 500 vào năm 2022…

CEO-duoc-tra-luong-cao-nhat.jpg

Nhiều công ty có giá trị nhất thế giới được niêm yết trên S&P 500, một trong ba chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ. Vì lý do này, không có gì ngạc nhiên khi thấy CEO của các công ty chủ chốt này nhận được các gói lương thưởng lên đến hàng trăm hay hàng chục triệu USD.

Gói lương thưởng dành cho CEO của các công ty trong S&P 500 không chỉ bao gồm tiền lương mà còn bao gồm tiền thưởng, trả thưởng bằng cổ phiếu và nhiều ưu đãi khác.

Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của công ty mẹ Google, Alphabet, đứng đầu danh sách với gói lương thưởng trị giá khoảng 226 triệu USD, gấp hơn 800 lần mức trung bình của một nhân viên Google. Gói lương thưởng này bao gồm lương hàng năm 2 triệu USD, 6 triệu USD thưởng/quyền lợi và các ưu đãi thưởng cổ phiếu có giá trị lên đến 218 triệu USD.

Trong khi đó, gói lương thưởng của Giám đốc điều hành Live Nation Entertainment, Michael Rapino, đã tăng lên 139 triệu USD vào năm 2022 từ mức 14 triệu USD của năm trước. Mức gia tăng bất ngờ này là bởi khoản thưởng cổ phiếu trị giá 116 triệu USD.

Các công ty công nghệ khác như Apple và Broadcom cũng không bị bỏ lại quá xa. Trong khi gói lương thưởng của Giám đốc điều hành Apple Tim Cook trị giá 99 triệu USD vào năm 2022 thì chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Broadcom Hock Tan nhận về 61 triệu USD.

Các CEO khác lọt vào danh sách gồm có Peter Zaffino - CEO của tập đoàn bảo hiểm toàn cầu AIG, hai CEO Netflix Ted Sarandos và Reed Hastings. Mặc dù ông Reed Hastings nhận được mức tăng 10 triệu USD vào năm ngoái nhưng ông đã từ chức CEO vào tháng 1/2023.

Trong thập kỷ qua, mức lương trung bình được trao cho các CEO ở các công ty thuộc S&P 500 đã tăng gấp đôi. Vào năm 2021, con số này đạt mức cao nhất là 14,7 triệu USD. Nhưng vào năm 2022 khó khăn, mức lương trung bình đã giảm nhẹ xuống còn 14,5 triệu USD.

Về thưởng, trên thực tế gói tiền thưởng cho các CEO còn phụ thuộc vào định giá thị trường, có nghĩa là các CEO này có thể nhận được nhiều hơn hoặc ít hơn mức thưởng mà họ dự kiến nhận. Điều này là do hầu hết các mức trả thưởng bằng cổ phiếu không được trao khi được công bố mà thay vào đó được trao theo thời gian, có thể thay đổi theo giá cổ phiếu ở thời gian thực.

Vào năm 2022, SEC đã đưa ra các quy tắc công bố thông tin mới để các công ty báo cáo giá trị thực tế này đối với gói lương thưởng của các giám đốc điều hành, còn được gọi là “khoản bồi thường thực tế được trả” (compensation actually paid).

Báo cáo của Wall Street Journal tiết lộ rằng nhiều CEO được trả lương cao nhất trong S&P 500 vào năm 2022 đã nhận được mức lương thấp hơn nhiều do biến động của thị trường.

Ví dụ: Ông Sundar Pichai thực tế nhận được khoảng 116 triệu USD do giá trị cổ phiếu của Alphabet giảm vào thời điểm ông được trao thưởng. Tương tự, Michael Rapino được trả gần 36 triệu USD vào năm 2022, mặc dù phần thưởng cổ phiếu của ông sẽ tiếp tục được trao trong 5 năm nữa.

Ngoại trừ Sundar Pichai, nhiều tên tuổi của các CEO được trả lương cao nhất trong S&P 500 đã bị lu mờ bởi CEO của một số công ty năng lượng, ví dụ Exxon Mobil và Chevron - những doanh nghiệp có giá cổ phiếu tăng vọt vào năm 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã trở thành biểu tượng của sự bình đẳng, công lý và tiến bộ. Trong bối cảnh chính trị hiện nay, bà Harris không chỉ là người kế thừa vị trí của Tổng thống Joe Biden mà còn là niềm hy vọng mới cho tương lai của nước Mỹ…

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Soi lương các CFO hàng đầu thế giới

Lương trung bình của các Giám đốc Tài chính (CFO) đã tăng gần 8,5% vào 2023 khi các ưu đãi dựa trên cổ phiếu được các tập đoàn sử dụng nhiều hơn để giữ người thay vì một mức lương cứng cụ thể...

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Sếp Amazon: Để Việt Nam bước ra toàn cầu cần có kiềng 3 chân

Để Việt Nam bước ra toàn cầu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới cần kiềng 3 chân: Năng lực sản xuất, dựa trên lợi thế các sản vật, nguyên vật liệu địa phương; kết hợp và thấm nhuần các kỹ năng online để vận hành doanh nghiệp trên môi trường TMĐT và làm thương hiệu...

Nữ doanh nhân Lê Vân Anh: Biến đam mê mỹ phẩm thành sự nghiệp mang lại giá trị

Nữ doanh nhân Lê Vân Anh: Biến đam mê mỹ phẩm thành sự nghiệp mang lại giá trị

Nhắc đến nữ doanh nhân Lê Vân Anh, các tín đồ làm đẹp sẽ nhớ ngay đến một cô gái đầy năng lượng và luôn sẵn sàng truyền cảm hứng làm đẹp chị em phụ nữ. Bằng tình yêu to lớn với mỹ phẩm, chị đã dấn thân vào con đường kinh doanh ngành làm đẹp và đạt được những thành tựu đáng mơ ước...