Chấm dứt các cuộc nói chuyện với Taliban, quân đội Hoa Kỳ đẩy mạnh hoạt động tại Afghanistan

TT Mỹ Donald Trump tuyên bố chấm dứt các cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Taliban, trong khi đó các quan chức phụ trách cho biết quân đội Hoa Kỳ có thể sẽ đẩy mạnh các hoạt động tại Afghanistan để c
Chấm dứt các cuộc nói chuyện với Taliban, quân đội Hoa Kỳ đẩy mạnh hoạt động tại Afghanistan

TT Hoa Kỳ Donald Trump đã loại bỏ hoàn toàn các kế hoạch đàm phán với Taliban tại Trại David, Maryland vào cuối tuần vừa qua sau khi một người lính Mỹ đã bị giết bởi kẻ đánh bom tự sát ở thủ đô Kabul tuần trước.

TT Trump đã từng mong muốn có thể giải quyết nhiều tháng đàm phán giữa Hoa Kỳ và phiến quân Taliban bằng một cuộc họp bí mật tại Trại David mà sẽ có cả sự xuất hiện của TT Afghanistan Ashraf Ghani. Cuộc họp được đưa ra nhằm đảm bảo một thoả thuận rút một phần quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Afghanistan, như một tín hiệu tích cực cho hy vọng chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài 18 năm.

Mặc dù chính phủ Afghanistan rất thận trọng khi đàm phán với Taliban, TT Trump đã bày tỏ hy vọng việc có sự xuất hiện của các bên tại khu vực nghỉ dưỡng của tổng thống có thể sẽ giúp mang đến một thoả thuận.

Một thoả thuận dự thảo đã được thống nhất mới đây với sự rút quân của 5.000 người lính Mỹ trong những tháng tới để đổi lấy sự đảm bảo rằng Afghanistan sẽ không làm căn cứ cho các cuộc tấn công của phiến quân vào Hoa Kỳ hoặc các nước đồng minh. Việc đưa quân đội Hoa Kỳ trở về quê hương là một trong những mục tiêu chính sách đối ngoại chính của TT Donald Trump, đồng thời ông cũng cho biết chính quyền của mình đang suy nghĩ về việc rút 14.000 binh sĩ khỏi Afghanistan. “Chúng tôi muốn rời khỏi Afghanistan nhưng chúng tôi sẽ rời đi khi thời điểm thích hợp,” ông Trump đã từng nói.

Tuy nhiên, cuộc họp giữa 3 bên như dự kiến đã chính thức bị chấm dứt, làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng bao lực trên khắp mọi nơi tại Afghanistan. Taliban đã đẩy mạnh các cuộc tấn công ngay cả khi các cuộc đàm phán đang diễn ra trong những tuần gần đây. Trung tướng Kenneth Mckenzie, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ, cho biết rằng quân đội Hoa Kỳ có khả năng sẽ tăng tốc độ hoạt động của họ tại Afghanistan để chống lại sự “bùng nổ các tấn công” của Taliban. “Chúng tôi chắc chắn sẽ không ngồi yên để họ tự thực hiện những ‘cuộc đua’ như vậy. Chuyện đó sẽ không xảy ra.”, ông McKenzie nói với phóng viên.

TT Afghanistan Ashraf Ghani, người đã “ngồi ngoài cuộc” từ nhiều tháng nay trong các cuộc đàm phán giữa quan chức Hoa Kỳ và đại diện Taliban, đã nhiều lần hoài nghi về kết quả của các cuộc họp đàm phán. Ông Ghani vào thứ Hai (9/9) đã thực hiện một cuộc gọi mới vì hoà bình nhưng khăng khăng yêu cầu Taliban phải tuân theo lệnh ngừng bắn - điều mà Taliban lâu nay đã từ chối. “Hoà bình khi chưa có sự ngừng bắn là một điều không thể,” ông Ghani khẳng định. 

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...