Chăn nuôi theo kinh tế tuần hoàn mới đang ở mức sơ khai

Mô hình tuần hoàn trong chăn nuôi có thể giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và lâm nghiệp...
kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi
Đàn trâu bò đạt cả nước đạt hơn 8,9 triệu con

Thời gian qua, ngành chăn nuôi ghi nhận bước tăng trưởng mạnh về đàn vật nuôi và sản lượng vật nuôi. Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng đàn lợn đạt hơn 28,8 triệu con, đàn trâu bò đạt hơn 8,9 triệu con, đàn gia cầm đạt 533 triệu con. Sản lượng thịt, trứng, sữa cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Giá trị toàn ngành chăn nuôi năm 2022 ước đạt 23,7 tỷ USD.

Với xu hướng tăng trưởng như hiện nay, số lượng đàn vật nuôi lớn có tác động nhất định đối với môi trường. Do đó, xử lý rác thải và phế phẩm chăn nuôi sẽ là thách thức đối với doanh nghiệp và xã hội.

Trong các phương pháp xử lý rác thải và phế phẩm chăn nuôi, mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi có thể giảm tiêu hao nguyên liệu đầu vào, hạn chế phát thải đầu ra, xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi làm đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi thủy sản và lâm nghiệp.

Số liệu từ "thủ phủ lợn" Đồng Nai cho biết, với đàn lợn lên tới 2,6 triệu con, áp lực giải quyết vấn đề môi trường của tỉnh là rất lớn. Tỉnh đã chủ động áp dụng các mô hình tuần hoàn nông nghiệp như mô hình nuôi ruồi cánh đen, sử dụng công nghệ cao, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất giúp các phụ phẩm được gần như triệt để. Riêng sản lượng phân hữu cơ sử dụng từ phụ phẩm chăn nuôi của tỉnh là 2 triệu tấn/năm.

Đánh giá về phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp ở Việt Nam, bà Nguyễn Giang Thu - Phó Vụ trưởng vụ Khoa học Công nghệ môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất của Việt Nam; tỷ lệ thu và tái chế các phụ phẩm còn rất thấp. Tư duy trước đây vẫn còn coi phụ phẩm đó là rác thải, chưa coi đó là tài nguyên cần phải xử lý để tiếp tục tuần hoàn.

TS Nguyễn Anh Phong - Giám đốc Trung tâm Thông tin Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp - nông thôn (IPSARD) cho biết, Việt Nam đang đối mặt với một số thách thức như nhận thức về kinh tế tuần hoàn tại quy mô doanh nghiệp nhỏ-vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ ở nông thôn, hợp tác xã còn sơ khai, tâm lý ngại rủi ro, mức đầu tư cho các mô hình tái chế lớn, khung luật pháp chưa hoàn thiện.

Năng lực sử dụng, ứng dụng khoa học công nghệ của chúng ta còn hạn chế, mới chỉ ở các Viện, trường; các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, ứng dụng công nghệ chưa rộng rãi và chưa thực sự quan tâm” – bà Thu phát biểu.

Trên cơ sở phân tích những hạn chế trên, đại diện IPSARD đưa ra một số giải pháp. Thứ nhất, cần xây dựng hành lang pháp lý và tiêu chuẩn hóa kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó hoàn thiện cơ chế chính sách để đưa ra quy chuẩn sản xuất và thương mại hóa.

Thứ hai, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất áp dụng công nghệ về kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, cần thúc đẩy liên kết, hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế.

Thứ tư, cần xây dựng chiến lược truyền thông ở các cấp, gắn với các hoạt động khuyến nông. Ngoài ra, cần thúc đẩy số hóa và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, phân tích dữ liệu về kinh tế tuần hoàn.

kinh tế tuần hoàn chăn nuôi
Mô hình kinh tế tuần hoàn của Vinamilk

TS. Võ Trọng Thành, chuyên gia Cục Chăn nuôi cũng cho rằng cơ chế, chính sách hoàn thiện để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn rất quan trọng. "Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn", TS. Võ Trọng Thành nói.

Ngoài ra, TS Võ Trọng Thành cũng đề xuất cần tăng cường nghiên cứu khoa học công nghệ, khuyến nông chăn nuôi; đào tạo, phát triển nguồn lực và năng lực cán bộ ngành chăn nuôi và phải triển khai các dự án ưu tiên như sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nuôi côn trùng xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi lợn.

Xem thêm

MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

MerryLand Quy Nhơn nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn

Hưng Thịnh Innovation, thành viên Tập đoàn Hưng Thịnh và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (ICED), thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, ký kết hợp tác nghiên cứu ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại “thành phố bán đảo” MerryLand Quy Nhơn.
Tập đoàn TH sẽ đầu tư nhiều dự án kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn tại Tây Nguyên

Tập đoàn TH sẽ đầu tư nhiều dự án kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn tại Tây Nguyên

Tham gia Hội nghị triển khai phương hướng phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2030 diễn ra tại Lâm Đồng ngày 20/11, Anh hùng Lao động Thái Hương cho biết Tập đoàn TH dự kiến đầu tư các dự án công nghệ cao theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở 4 lĩnh vực mà TH đánh giá có tiềm năng lớn.

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp

Trong bối cảnh giá xăng thế giới đang trên đà chinh phục đỉnh mới, giá bán lẻ xăng trong nước lại có xu hướng ngược lại khi tiếp tục được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành tuần này…

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch quốc tế khi nhà đầu tư tận dụng cơ hội mua vào trước thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế sắp công bố. Trong nước, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới…

Giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành tuần này

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giảm, giá mới được áp dụng từ 15h chiều nay...