Chỉ số PMI của Trung Quốc phá vỡ mọi dự báo, tăng trưởng cao nhất thập kỷ

Chỉ số PMI của Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ năm 2012 sau khi gỡ các lệnh kiềm chế Covid-19...

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ vào tháng 2, phá vỡ kỳ vọng khi sản xuất mở rộng mạnh mẽ sau lệnh dỡ bỏ các hạn chế trong đại dịch Covid-19 vào cuối năm ngoái.

Theo các số liệu thống kê của Cục Thống kê Quốc gia được công bố, chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) của Trung Quốc đã tăng tới 52,6 từ 50,1 điểm vào tháng 1/2023. Như vậy, PMI vượt xa dự báo phân tích là 50,5 điểm và chỉ số này đạt điểm cao nhất kể từ tháng 4 năm 2012.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã ghi nhận một trong những năm tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ vào năm 2022 do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt giữa đại dịch với các ca lây nhiễm lan rộng sau đó. Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế vào tháng 12 năm ngoái, đem lại dấu hiệu tích cực hơn cho nền kinh tế toàn cầu.

Các thị trường toàn cầu khởi sắc trước số liệu lạc quan về chỉ số PMI. Chứng khoán châu Á và đồng đô la Úc đảo ngược mức giảm trước đó, đồng nhân dân tệ ra nước ngoài tăng giá  0,56% lên 6,9148 so với đồng bạc xanh và giá dầu tăng cao khi các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan hơn về triển vọng kinh tế của Trung Quốc.

Sản xuất đồ nội thất, sản phẩm kim loại và thiết bị máy móc điện có những cải thiện lớn với chỉ số sản xuất và đơn đặt hàng mới trong các ngành này đều trên 60,0.

Tuy vậy, chỉ số PMI của Trung Quốc trái ngược với số liệu hoạt động sản xuất từ các nền kinh tế châu Á khác trong tháng 2, cho thấy các điều kiện ở nước ngoài đang trì trệ.

Cùng với đó, triển vọng vẫn còn lẫn lộn khi các đối tác thương mại lớn của đất nước này vẫn đang đối phó với lãi suất tăng cao và áp lực chi phí.

Dữ liệu tháng 2 cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã chịu áp lực với định giá tại cổng nhà máy (FGP) giảm trong tháng 1 do tiêu dùng trong nước vẫn thận trọng và nhu cầu nước ngoài không chắc chắn.

Chỉ số PMI Trung Quốc
Chỉ số PMI của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ 2012

Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc dự kiến nền kinh tế trong nước nhìn chung sẽ hồi phục vào năm 2023, mặc dù môi trường bên ngoài vẫn "khốc liệt và phức tạp".

Zhou Hao, nhà kinh tế tại Guotai Junan International, cho biết: “Chúng ta cần xử lý chỉ số PMI này một cách thận trọng vì chúng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời vụ và sự kiện quan trọng. Tuy nhiên xu hướng chung vẫn cho thấy sự phục hồi vững chắc vào đầu năm 2023”.

Chính phủ Trung Quốc cho biết kết quả của tháng Hai cho thấy môi trường sản xuất và kinh doanh tiếp tục được cải thiện, đồng thời lưu ý rằng tổng khối lượng hoạt động cũng “tăng đáng kể”.

Các thị trường kỳ vọng cuộc họp thường niên khai mạc vào cuối tuần này của quốc hội Trung Quốc sẽ đặt ra các mục tiêu kinh tế và bầu ra các quan chức kinh tế hàng đầu mới.

“Các chỉ số PMI tốt đem đến triển vọng tích cực cho Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc sắp tới. Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ hơn nữa để củng cố sự phục hồi kinh tế”, ông Zhou Hao nói thêm.

Ngay sau khi dữ liệu hoạt động nhà máy của Trung Quốc được công bố, công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's đã thông báo rằng họ kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 5% trong năm 2023, một sự nâng cấp so với triển vọng tăng trưởng 4% trước đó.

“Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu bị dồn nén đối với các dịch vụ phi thương mại sẽ hỗ trợ tiêu dùng phục hồi bắt đầu từ mùa xuân này,” Moody’s cho biết thêm.

Xem thêm

Lùi thời hạn nối lại đường bay du lịch đến Trung Quốc

Lùi thời hạn nối lại đường bay du lịch đến Trung Quốc

Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, chính quyền phía Trung Quốc vẫn chưa quyết định mở cửa với thị trường du lịch Việt Nam, do đó các hãng hàng không phải lùi thời hạn khai thác tới Trung Quốc đến cuối tháng 4 hoặc sang tháng 5 để chờ các quyết định tiếp theo.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trước các bình luận của Fed

Chứng khoán Mỹ giảm điểm trước các bình luận của Fed

Các chỉ số của Phố Wall hầu như đều mất điểm vào ngày 1/3 khi dữ liệu sản xuất cho thấy lạm phát có khả năng duy trì ở mức cao, trong khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đề xuất một chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ hơn trong những tháng tới.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…