Chính phủ sẽ dồn sức giúp xuất khẩu lâm - thủy sản đạt 27,5 tỷ USD năm 2023

Sáng 13/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thảo luận với Hiệp hội Gỗ và lâm sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến, xuất khẩu lâm - thủy sản và phát triển bền vững...

Các báo cáo và ý kiến tại hội nghị đánh giá, cuối năm 2022 nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã và đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do tác động, ảnh hưởng từ các yếu tố bất lợi bên ngoài.

Thậm chí, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn diễn biến khó khăn còn kéo dài sang đầu năm 2023. Cụ thể, quý 1/2023 xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm trên 28%, thủy sản giảm trên 27% và một số thị trường lớn như Mỹ xuất khẩu gỗ giảm 37%, thủy sản giảm tới 50%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 20,63 tỷ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với đó, số đơn hàng cũng giảm mạnh, doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của gần chục triệu người lao động.

thủy sản
Toàn cảnh buổi hội nghị 

Tuy nhiên, tại hội nghị, hai ngành lâm - thủy sản lại đặt mục tiêu xuất khẩu 27,5 tỷ USD năm 2023. Trong đó, ngành lâm sản đặt mục tiêu xuất khẩu đạt con số 17,5 tỷ USD, còn ngành thủy sản đặt mục tiêu khoảng 10 tỷ USD.

Để làm được điều đó, Thủ tướng yêu cầu chia sẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp một cách thực chất, kịp thời, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ để khắc phục khó khăn cũng như vượt qua thách thức.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần bình tĩnh, kiên định các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản, nhưng linh hoạt trong điều hành, tổ chức thực hiện; nhận diện tình hình để khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức; tìm ra giải pháp phù hợp.

Cùng với đó là rút ra kinh nghiệm và bài học của các ngành, doanh nghiệp trong ứng phó và vượt qua khó khăn, vướng mắc. Các kinh nghiệm, cách làm hay cần được nhân rộng trong thời gian tới; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần triển khai cấp bách cũng như lâu dài. 

Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chủ trì nhiều hội nghị nhằm quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Công ty chứng khoán nào đang cho vay margin cao nhất?

Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với cuộc đua margin sôi động chưa từng có, khi hàng loạt công ty chứng khoán như VPS, Kafi, SSI, VCBS và VPBankS liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới về tăng trưởng dư nợ...

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 tăng nhẹ trước thềm công bố các báo cáo quan trọng

S&P 500 đã có một phiên giao dịch đầy biến động do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi loạt thông tin quan trọng về dữ liệu kinh tế và báo cáo lợi nhuận từ một số tập đoàn lớn nhất nước Mỹ…

Ngân hàng nội rục rịch “săn” đối tác ngoại

Ngân hàng nội rục rịch “săn” đối tác ngoại

Năm 2025 đang mở ra cơ hội vàng cho các ngân hàng Việt trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài. Với sự đồng thuận từ cổ đông, sự chủ động từ ban lãnh đạo và bối cảnh kinh tế thuận lợi, nhiều thương vụ hợp tác được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong thời gian tới…

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…