Hé lộ những nhóm ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận năm 2025

Agriseco Research cho rằng, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp là tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành...

Hé lộ những nhóm ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận năm 2025

Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) vừa công bố báo cáo “Triển vọng đầu tư từ kế hoạch kinh doanh năm 2025 của các doanh nghiệp niêm yết”.

Đưa ra đánh giá chung, Agriseco Research cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt đồng thời với cả cơ hội và thách thức, việc hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh năm 2025 vẫn đặt ra nhiều áp lực cho các doanh nghiệp niêm yết.

Nhiều doanh nghiệp lớn đã chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó rủi ro thuế quan của Mỹ và không điều chỉnh giảm mục tiêu hoạt động. Bên cạnh đó, sự ổn định trong điều hành chính sách vĩ mô và môi trường kinh doanh trong nước đang từng bước cải thiện là yếu tố hỗ trợ quan trọng, tạo nền tảng cho sự phục hồi kết quả kinh doanh.

Theo ước tính của nhóm phân tích, lợi nhuận ròng toàn thị trường cả năm tăng trưởng 16,47% so với năm 2024 và tổng doanh thu kế hoạch (không bao gồm nhóm ngân hàng) tăng 13,75%. Trong đó, tỷ trọng doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng so với năm 2024 chiếm 74%, phản ánh kỳ vọng tích cực vào triển vọng thị trường và đà tiếp tục tăng của hoạt động sản xuất – kinh doanh nội địa.

Agriseco Research cho rằng, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp là tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành.

Đặc biệt lợi kế hoạch nhuận phục hồi mạnh hơn doanh thu ở các nhóm như: bất động sản, bán lẻ, dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, ngân hàng, viễn thông và công nghệ thông tin, cho thấy kỳ vọng cải thiện biên lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn. Ngược lại nhóm du lịch và giải trí, hóa chất, dầu khí và điện, nước và xăng dầu khí đốt và bảo hiểm đặt kế hoạch thận trọng hơn trong năm nay.

anh-chup-man-hinh-2025-05-23-luc-150017.png

Tại nhóm bất động sản, kế hoạch kinh doanh năm 2025 ghi nhận tăng trưởng nhờ nhiều dự án bước vào giai đoạn bàn giao và hạch toán lợi nhuận. Doanh số bán dự án bất động sản kỳ vọng sẽ gia tăng tích cực nhờ mở bán các dự án mới. Đối với nhóm khu công nghiệp, mặc dù đặt mục tiêu tăng trưởng lạc quan tuy nhiên rủi ro trung hạn vẫn hiện hữu nếu Việt Nam bị Mỹ áp ở mức thuế cao hơn.

Theo Agriseco Research, yếu tố hỗ trợ ngành đến từ mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản giảm chi phí lãi vay, cải thiện biên lợi nhuận trong thời gian tới. Thời gian qua, Chính phủ đã tháo gỡ vướng mắc pháp lý với nhiều dự án, cộng thêm bối cảnh thị trường bất động sản hồi phục về thanh khoản, nguồn cung và nhu cầu tiếp tục cải thiện, đang tập trung về phía Nam.

Agriseco Research đánh giá các doanh nghiệp bất động sản đầu ngành có nền tảng tài chính ổn định, sở hữu quỹ đất lớn và tiếp tục ghi nhận doanh thu từ các dự án đang bàn giao, sẽ sớm hoàn thành kế hoạch năm 2025 đề ra, tuy nhiên vẫn đối mặt với áp lực nợ vay và đáo hạn trái phiếu.

anh-chup-man-hinh-2025-05-23-luc-150038.png

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, ngành này được dự báo tiếp tục tăng trưởng nhờ sức cầu nội địa phục hồi, hỗ trợ bởi chính sách giảm thuế VAT xuống 8% kéo dài đến 30/6/2025 và có thể gia hạn tiếp năm 2026. Ngoài ra mức lương cơ bản tăng cũng có thể thúc đẩy tiêu dùng. Tổng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm 2025 đã tăng 9,9% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng trong năm trước.

Trong đó mặt hàng dược phẩm, y tế tăng trưởng ổn định với đặc tính là nhóm hàng thiết yếu ít chịu ảnh hưởng bởi biến động kinh tế vĩ mô và ý thức chăm sóc sức khỏe tăng. Ngược lại, ngành ICT (thiết bị công nghệ) có thể phục hồi chậm do ảnh hưởng chuỗi cung ứng hàng hóa.

Các doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành như FRT, MWG và DGW đều đặt mục tiêu lợi nhuận tăng cao trong năm 2025 và được đánh giá có nhiều khả năng hoàn thành kế hoạch nhờ mô hình bán lẻ linh hoạt, đa kênh cùng chiến lược mở rộng chuỗi hiệu quả.

anh-chup-man-hinh-2025-05-23-luc-150059.png

Tại các ngân hàng, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước đề ra 16%, Agriseco Research kỳ vọng dòng vốn sẽ được đẩy mạnh vào các lĩnh vực trọng điểm như đầu tư công, bất động sản và sản xuất công nghiệp, riêng tín dụng tiêu dùng cá nhân dự báo phục hồi rõ rệt từ nửa cuối năm.

Biên lãi ròng (NIM) được tiếp tục cải thiện nhờ chi phí vốn thấp, giúp lợi nhuận toàn ngành năm 2025 duy trì đà tăng trưởng ổn định trên 15% so với năm 2024. Chất lượng tài sản ổn định với tỷ lệ nợ xấu năm 2025 dự báo giảm so với năm 2024 nhờ chiến lược tập trung xử lý thu hồi nợ xấu trong năm 2025 và áp lực gia tăng nợ xấu mới hình thành đã giảm ở cuối năm trước.

anh-chup-man-hinh-2025-05-23-luc-150127.png

Ngành chứng khoán cũng được kỳ vọng tích cực nhờ câu chuyện nâng hạng thị trường sau khi hệ thống KRX vận hành. Điều này có thể thu hút lượng dòng vốn lớn từ khối ngoại tham gia thị trường, hỗ trợ thanh khoản và tăng doanh thu môi giới, lưu ký, dịch vụ tài chính liên quan.

Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho dòng tiền đầu tư dịch chuyển vào kênh cổ phiếu nhờ lợi suất kỳ vọng hấp dẫn hơn so với các kênh truyền thống như tiền gửi hay trái phiếu.

Ngoài ra, Agriseco Research chỉ ra rằng các công ty chứng khoán đang bước vào một chu kỳ mới trong việc tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hạn mức cho vay ký quỹ, tăng quy mô tự doanh và đầu tư hạ tầng công nghệ.

Tại các doanh nghiệp ngành tài nguyên cơ bản, ông lớn ngành thép HPG đặt mục tiêu lợi nhuận tăng mạnh từ kỳ vọng nhu cầu tăng tại thị trường bất động sản trong nước và đẩy mạnh xây dựng hạ.

Ngược lại, các doanh nghiệp tôn mạ đặt kế hoạch thận trọng hơn do xuất khẩu gặp khó khăn trước làn sóng bảo hộ thương mại. Một số doanh nghiệp khoáng sản cũng đặt mục tiêu thận trọng do đánh giá một số mỏ khai thác điều kiện khai thác khó khăn, một số mỏ tạm dừng hay chưa chọn được đối tác chiến lược và công nghệ phù hợp.

Đối với ngành điện, nước và xăng dầu khí đốt, các doanh nghiệp điện ghi nhận bức tranh kế hoạch lợi nhuận phân hóa. Doanh nghiệp xăng dầu khí đốt với đóng góp chính 88% tỷ trọng từ GAS cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức trong năm 2025 như nguồn cung khí nội địa suy giảm, các mỏ khí mới vẫn chưa khai thác. Giá dầu Brent được dự báo giảm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong khi đó, bức tranh lợi nhuận năm 2025 của ngành hóa chất – phân bón tương đối thận trọng, phản ánh tính đặc thù hoạt động của doanh nghiệp và triển vọng ngành chưa thực sự tích cực. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm, lợi nhuận các doanh nghiệp phân bón có thể được hỗ trợ tích cực hơn khi Luật thuế Giá trị gia tăng mới đối với phân bón có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, giúp tiết giảm chi phí nhờ được khấu trừ thuế đầu vào.

Thận trọng hơn, hầu hết các doanh nghiệp dầu khí đều đặt kế hoạch kinh doanh năm 2025 giảm trong bối cảnh giá dầu được dự báo giảm và tiếp tục biến động khó lường trong bối cảnh vĩ mô toàn cầu còn nhiều thách thức với nguy cơ suy thoái hiện hữu tại các nền kinh tế lớn, kéo theo nhu cầu tiêu thụ dầu giảm trong thời gian tới.

Các tổ chức lớn tăng sản lượng (OPEC+) và nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn dự báo suy yếu có thể làm dư cung, khiến doanh thu từ các hợp đồng khai thác và cơ khí dầu khí mới giảm. Xu hướng chuyển dịch năng lượng cũng có thể tác động kém tích cực tới các doanh nghiệp kinh doanh và bán lẻ xăng dầu.

Xem thêm

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Có thể bạn quan tâm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Thị trường đứng trước nguy cơ điều chỉnh sâu

Sau hai tuần đầu tháng 5 khởi sắc, VN-Index đã chính thức vượt mốc tâm lý 1.300 điểm, trở lại vùng đỉnh hồi tháng 3/2025, tuy nhiên các công ty chứng khoán đồng loạt cảnh báo rủi ro điều chỉnh ngắn hạn khi dòng tiền có dấu hiệu thận trọng và thị trường bước vào giai đoạn hấp thụ lực bán...

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Cuộc đua chia cổ tức, những doanh nghiệp nào đang dẫn đầu?

Thị trường chứng khoán thời gian tới sẽ chứng kiến làn sóng chia cổ tức ấn tượng từ hàng loạt doanh nghiệp. Không chỉ ở mức cao, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chia cổ tức gấp rưỡi, gấp đôi mệnh giá hoặc trả cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới hơn 150%...

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

"Bán tháng 5" hay ngược sóng thị trường?

Trong bối cảnh thị trường chưa thực sự ổn định và nhiều yếu tố ngoại lực còn tiềm ẩn rủi ro, giới phân tích khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì thế phòng thủ, thận trọng trong phân bổ vốn và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc...