Từ nay đến cuối năm, công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát tiếp tục chịu áp lực do giá một số mặt hàng trên thế giới dự báo tiếp tục tăng cao. Điều này gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước qua kênh xuất nhập khẩu.
Dù vậy, Chính phủ vẫn đặt một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiểm soát lạm phát, đảm bảo tốc độ tăng CPI dưới 4% góp phần hỗ trợ tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng. NHNN cần điều tiết tốt lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo thanh khoản thông suốt. Cơ quan này cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để ổn định tỷ giá, điều hành lạm phát cơ bản năm 2018 khoảng 1,6%.
Về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá như dịch vụ sử dụng đường bộ BOT, thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế...
Phó Thủ tướng cũng đề nghị đánh giá kỹ về cung cầu, tăng cường công tác dự báo để kịp thời có biệt pháp điều hành đối với các mặt hàng biến động theo giá thị trường.
Với mặt hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có biện pháp cụ thể để bình ổn giá mặt hàng thịt lợn. Bộ phải rà soát ngay để cập nhật thông tin, nắm bắt hiện trạng số lượng đàn lợn, tổng lượng cung thịt lợn. Từ đó, cơ quan này phải có kịch bản và đề xuất biện pháp điều hành cung cầu cụ thể báo cáo Chính phủ, Ban chỉ đạo.
Các mặt hàng nông sản khác cần tiếp thục theo dõi diễn biến thị trường và biện pháp ứng phó khi có thiên tai.
Chính phủ yêu cầu bình ổn giá xăng dầu trong nước. Trong trường hợp có biến động giá, Bộ Công Thương phải tính đến việc ngừng trích lập quỹ bình ổn.
Các Bộ Giao thông vận tải, Giáo dục Đào tạo, Y tế được yêu cầu tính toán, kiểm soát chặt chẽ giá các dịch vụ công thuộc lĩnh vực của mình. Bộ Tài chính