Chứng khoán giảm gần 28 điểm, nhà đầu tư nên làm gì tiếp?

Nhà đầu tư nên giữ tâm lý thận trọng, tận dụng những nhịp hồi phục trong phiên để cơ cấu danh mục, giảm tỉ trọng xuống 50% và không sử dụng margin ở thời điểm này. Đồng thời, cũng nên hạn chế mua mới và kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu hồi phục từ phía thị trường...

Chứng khoán giảm gần 28 điểm, nhà đầu tư nên làm gì tiếp?

Chứng khoán ngày 24/6, sau tuần giao dịch đi ngang, thị trường mở cửa phiên sáng nay trong sắc xanh và VN-Index thử thách mốc 1.285 điểm. Tuy nhiên đà tăng không duy trì được lâu và chỉ số nhanh chóng giảm điểm trước áp lực bán gia tăng trên diện rộng và những nỗ lực phục hồi sau đó đều không thành công trước áp lực cung ngày càng lớn đặc biệt trong phiên chiều khiến VN-Index kết phiên tại mốc 1.254,12 điểm, giảm mạnh -27,9 điểm (-2,18%).

HNX-Index kết phiên tại mốc 239,74 điểm, giảm 4,63 điểm, (-1,89%). Độ rộng thị trường nghiêng mạnh về bên bán với 277 cổ phiếu giảm giá, 65 cổ phiếu tăng giá, 39 cổ phiếu tham chiếu tại HOSE.

HNX giao dịch với 137 cổ phiếu giảm giá, 62 cổ phiếu tăng giá và 38 cổ phiếu tham chiếu. Thanh khoản trên cả 2 sàn tăng mạnh so với phiên giao dịch trước đó cho thấy áp lực bán là khá lớn, khối lượng khớp lệnh +56,4% tại HOSE và +52,3% tại HNX.

Khối ngoại phiên hôm nay duy trì bán ròng mạnh -963,8 tỷ đồng tại HOSE tiếp tục tập trung tại mã FPT (-590,4 tỷ), bên cạnh đó là NLG (-64,5 tỷ), SSI (-57,9 tỷ) và HDB (-57,1 tỷ)...ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng TCB (+56,9 tỷ), POW (+55,4 tỷ), VNM (+46,5 tỷ)...

Ngược lại với HSX, HNX hôm nay được khối ngoại mua ròng +23,3 tỷ đồng, tập trung tại các mã IDC (+23,5 tỷ), PVS (+15,7 tỷ), chiều bán ròng nổi bật với VCS (-5 tỷ), NTP (-3,4 tỷ), MBS (-2,1 tỷ)...

Nhóm ngành kém tích cực nhất của thị trường hôm nay là chứng khoán với nhiều mã giảm điểm mạnh ngay từ khá sớm. Kết phiên CTS, VDS, TVS và BSI giảm kịch biên độ giá sàn trong khi các mã khác đều giảm sâu như MBS (-8,65%), BVS (-9,3%), AGR (-6,6%), FTS (-6,31%), VCI (-5,6%), HCM (-5,68%), VIX (-4,57%), SSI (-2,54%).

Ngoài nhóm chứng khoán, một số nhóm cổ phiếu khác thời gian qua tăng mạnh cũng chịu áp lực chốt lãi và điều chỉnh như Cảng và vận tải biển, tiêu biểu với PHP (-7,96%), SGP (-5,69%), HAH (-4,72%), VSC (-5,61%), VOS (-2,89%), VIP (-5,26%), VTO (-6,2%), DXP (-4,17%)....Nhóm cổ phiếu viễn thông công nghệ với MFS (-11,38%), ICT (-6,82%), CMG (-5,95%), các cổ phiếu Viettel có VGI (-5,21%), CTR (-5,74%), VTP giảm kịch biên độ sàn HSX.

Các cổ phiếu dầu khí cũng có một phiên giao dịch không mấy tích cực với BSR (-4,8%), PVD (-5,88%), PVC (-6,33%), PVB (-7,33%), PLX (-3,66%)...nhóm cổ phiếu hóa chất trong sắc đỏ với DGC (-5,46%), CSV (-3,23%), tương tự là các cổ phiếu phân bón với DCM (-4,02%), DPM (-4,55%), LAS (-3,38%)...

Tuy nhiên, một số nhóm ngành khác chứng kiến nhiều mã vẫn tăng điểm tích cực, tiêu biểu như điện với POW (+2,04%), KHP (+6,7%), HND (+3,41%)... Nhóm ngành bất động sản dân cư cũng có nhiều mã giao dịch trong sắc xanh, cụ thể là DIG (+1,53%) trước thông tin trước kết quả kinh doanh sơ bộ quý 2/2024 với doanh thu hợp nhất tăng 439%, lãi trước thuế tăng tới 815% ., DXG (+0,95%), PDR (+0,4%)...

Nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng tăng giá với ITA tăng kịch biên độ sản HSX, KBC (+1,4%) trước thông tin Foxconn đang xúc tiến thực hiện dự án trị giá 383,3 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh, SZL (+0,2%)...

anh-chup-man-hinh-2024-06-24-luc-183954-981.png
Diễn biến VN-Index trong thời gian qua

Hạn chế mua mới

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Thị trường ghi nhận phiên rung lắc mạnh cùng thanh khoản bán lớn diễn ra trên diện rộng ở nhiều nhóm ngành.VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư nên giữ tâm lý thận trọng, tận dụng những nhịp hồi phục trong phiên để cơ cấu danh mục, giảm tỉ trọng xuống 50% và không sử dụng margin ở thời điểm này. Đồng thời, cũng nên hạn chế mua mới và kiên nhẫn chờ đợi những tín hiệu hồi phục từ phía thị trường.

Tránh mua lại quá sớm

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Chỉ số VN-Index lao dốc từ giai đoạn đầu phiên và hình thành mẫu nến giảm điểm thân đặc, đi kèm thanh khoản tăng vọt. Đây là phiên phân phối thứ hai kể từ mốc đỉnh ngắn hạn quanh 1.305 điểm, cho thấy nguy cơ chỉ số nối dài chuỗi giảm điểm ngày càng gia tăng.

Nhiều khả năng VN-Index vẫn chịu quán tính điều chỉnh trong các phiên tới, trước khi có thể cho phản ứng rút chân giằng co trong vùng biên độ 1.210-1.240 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua lại quá sớm, chỉ giải ngân một phần tỷ trọng nhỏ trading quay vòng cho các vị thế đang nắm giữ tại khi chỉ số lui về vùng hỗ trợ đã đề cập.

Mốc 1.250 điểm sẽ là ngưỡng quản trị rủi ro

Chứng khoán Asean

Phiên hôm nay bắt đầu với áp lực bán mạnh, khiến thị trường điều chỉnh giảm ngay sau khi mở cửa. Cường độ giảm gia tăng khi nhiều cổ phiếu dẫn đầu các nhóm ngành lao dốc và thậm chí giảm xuống mức sàn, tạo thêm áp lực bán lan rộng trong phiên chiều.

Tuy nhiên, tín hiệu dòng tiền phân hóa vẫn đang là điểm sáng và trở thành cơ sở để thị trường không giảm mạnh hơn vào phiên ATC. Xu hướng tích cực vẫn được duy trì nếu thị trường giữ vững mốc 1.250 điểm trong phiên giao dịch ngày mai. Đối với nhà đầu tư đã mua vào vùng 1.270 điểm, mốc 1.250 điểm sẽ là ngưỡng quản trị rủi ro.

Hạn chế việc mua thêm và bắt đáy trong các phiên tới

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Hôm nay là một phiên giao dịch thảm khốc của chứng trường Việt, đặc biệt là về cuối phiên, áp lực bán càng lớn dần đã nhấn chìm tất cả các nhóm ngành trong sắc đỏ. Giảm với biên độ lớn, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.260 điểm và đóng cửa ở mức thấp của phiên cho thấy tâm lý của giới đầu tư khá tiêu cực.

Phiên giảm đã phá vỡ xu hướng tích lũy của 5 phiên trước đó và khả năng cao sẽ diễn biến giảm sâu hơn trong thời gian tới.

Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, CSI ưu tiên quan điểm quản trị rủi ro, hạn chế việc mua thêm và bắt đáy trong các phiên tới. Thay vào đó, khi thị trường có nhịp hồi để lấy lại vị thế cân bằng sau phiên bị bán mạnh hôm nay thì căn hạ tỷ trọng, đặc biệt là những cổ phiếu có mức rủi ro cao trong danh mục.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Mỹ

Nvidia "đè" S&P và Nasdaq lao dốc

S&P 500 và Nasdaq đóng cửa giảm nhẹ trong phiên 21/6 do cổ phiếu Nvidia sụt giảm ở ngày thứ hai liên tiếp đã kéo lĩnh vực công nghệ đi xuống…

VDSC: Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng 18% trong năm 2024

VDSC: Lợi nhuận ngành ngân hàng dự báo tăng 18% trong năm 2024

Năm 2024, phần lớn các ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng. Điều này là dễ hiểu dưới các áp lực cạnh tranh lãi suất, và mức độ hấp thụ vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của nền kinh tế và thế giới...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...