Chuyên gia cảnh báo ASEAN về các khoản đầu tư của Trung Quốc

The Philippine Star​, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Philippines, cần thận trọng khi tham gia các thỏa thuận đầu tư khổng lồ với Trung Quốc vì có thể trả giá
Chuyên gia cảnh báo ASEAN về các khoản đầu tư của Trung Quốc

Lời cảnh báo này được cựu Đại sứ Ấn Độ tại Liên hợp quốc Hardeep Singh Puri đưa ra tại một buổi thuyết giảng với 15 phóng viên từ các hãng báo chí khu vực Đông Nam Á hồi tuần trước.

Theo ông Puri, Chủ tịch Hệ thống Nghiên cứu và Thông tin cho các nước phát triển, một cơ quan nghiên cứu chính sách về các vấn đề kinh tế quốc tế và hợp tác phát triển thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ, mặc dù các nước ASEAN cần tận dụng chính sách đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc, nhất là về cơ sở hạ tầng, nhưng họ cũng cần nhìn nhận rằng các chính phủ của họ cần có phương thức trả nợ và các dự án đó là khả thi.

"Các nước ASEAN, cho dù là nước nhỏ hay nước lớn, có nhiều khả năng chịu đựng. Tuy nhiên, cần cẩn thận về những dự án với nhiều khoản đầu tư dễ dãi.” ông Hardeep Singh Puri nói.

Ông Puri viện dẫn trường hợp các thỏa thuận đầu tư của Sri Lanka với Trung Quốc để phát triển dự án xây dựng một cảng nước sâu và sân bay quốc tế lần lượt ở khu vực Hambantota và Mattala.

Sau đó, Chính phủ Sri Lanka phát hiện rằng những dự án này không thể thực hiện được.

Khi được hỏi liệu chính sách đầu tư mạnh tay của Bắc Kinh không chỉ ở Philippines mà cả ở các nước ASEAN khác có điều gì đó liên quan với nỗ lực được cho là làm “bịt miệng” các nước này về vấn đề tranh chấp Biển Đông hay không, ông Puri đáp: “Tôi sẽ không mạo hiểm phỏng đoán. Khi một nước thực thi một chính sách như vậy, nước đó có những động cơ riêng của mình”.

Theo VietnamPlus

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...