Chuyên gia đề xuất miễn phí đường bộ hết năm 2022

Để hỗ trợ cho doanh nghiệp lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ Tài chính đề xuất giảm phí đường bộ thêm 6 tháng. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cần miễn phí bảo trì đường bộ hết năm 2022.

Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát sở hữu hãng xe Sao Việt chia sẻ, do ảnh hương của đại dịch, nhiều tháng này xe khách của doanh nghiệp thực tế không chạy.

Hiện đơn vị có 100 xe, những ngày cuối tuần thì chạy được khoảng 10 xe, những ngày trong tuần chỉ chạy được 5-6 xe. Từ khi mở chạy lại, lượng khách rất thấp trung bình chỉ khoảng 45-50% lượng khách mỗi chuyến không đủ chi phí. Một xe trung bình 1 chuyến Hà Nội -  Lào Cai và ngược lại, chi phí khoảng 7 triệu đồng cho dầu, lương lái xe, tiền bến bãi, phí cầu đường… trong khi đó chỉ có 210.000đ/vé mỗi lượt chỉ có khoảng 20 khách thì lỗ nặng, cùng có khách đi thông chuyến rất ít mà đi theo chặng.

Trước việc kinh doanh khó khăn, chuyên gia đề xuất miễn phí đường bộ đến hết năm 2022. (Ảnh: Int)
Trước việc kinh doanh khó khăn, chuyên gia đề xuất miễn phí đường bộ đến hết năm 2022. (Ảnh: Int)

Đại diện Công ty vận tải Hà Sơn - Hải Vân cho biết, đơn vị có trên 70 xe khách tuyến Hà Nội - Lào Cai và 30 xe trung chuyển. Nhưng hiện chỉ có khoảng 30% phương tiện của doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Đây chỉ là 2 trong số rất nhiều doanh nghiệp vận tải đang lao đao vì dịch COVID-19, trong khi xe thì vẫn nằm đắp chiếu, nhưng đến kỳ hết hạn phí bảo trì đường bộ vẫn phải mua.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa dự thông tư quy định mức thu một số khoản lệ phí, dự kiến mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 10% đối với xe vận tải hàng hóa, 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách (lệ phí này đang được giảm đến hết 31/12/2021).

Tại  dự thảo mới, Bộ Tài chính nới thêm thời gian áp dụng từ nay đến hết 30/6/2022. Mức phí sử dụng đường bộ phải đóng đối với các doanh nghiệp vận tải chia làm 8 mức, từ 130.000 đồng đến cao nhất 1.430.000 đồng/tháng.

Đối chiếu mức giảm theo đề xuất của Bộ Tài chính, tạm tính, một xe vận tải hành khách dưới 9 chỗ sẽ giảm được hơn 230.000 đồng/6 tháng. Nếu tính với một doanh nghiệp taxi có khoảng 500 chiếc, số tiền được giảm tương đương 165 triệu đồng.

 Trước thông tin trên, ông Đỗ Văn Bằng cho biết, nếu Bộ Tài chính đề xuất giảm cho doanh nghiệp được thì sẽ rất tốt. Nhưng quan trọng nhất là minh bạch được cho Quỹ bảo trì đường bội.

 Còn Công ty vận tải Hà Sơn – Hải Vân cho rằng, tuy giảm được phí đường bộ, nhưng giá xăng dầu lại tăng cao nên doanh nghiệp vẫn gặp khó. Với số xe hoạt động ít, việc giảm phí đường bộ cũng không hỗ trợ nhiều hoạt động của doanh nghiệp.

Một số chuyên gia đánh giá, với doanh nghiệp vận tải hàng hóa, mức phí đường bộ giảm 10% là quá ít, không thấm vào đâu so với những chi phí thường xuyên, nhất là trong bối cảnh thiếu nguồn hàng, thiếu nhân công từ lái xe đến xếp dỡ.

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, trên 90% doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải vay vốn ngân hàng để đầu tư phương tiện và tổ chức hoạt động vận tải. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu với các khoản thuế phí, tiền vay ngân hàng lo trả lương cho lái xe và nhân viên.

Ông Nguyễn Văn Quyền Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam chia sẻ, việc tiếp tục kéo dài thời gian giảm phí đường bộ cho xe kinh doanh vận tải là giải pháp tích cực cho các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian qua nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, xe nằm bãi rất nhiều nhưng vẫn phải chịu phí là không hợp lý. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho hay, hiện Chính phủ đang ban hành rất nhiều các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngành vận tải tiếp cận cũng rất khó khăn vì nhiều lao động nghỉ việc, hay lao động thời vụ.

Hiện vận tải khách đường bộ mới chỉ được phép hoạt động 50% số phương tiện và chỉ được chở 50% số chỗ ngồi. Đặc biệt, trong 4 tháng giãn cách phương tiện không hoạt động và với tình hình dịch bệnh phức tạp thì có hoạt động cũng không có khách.

“Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và Bộ Tài chính miễn phí bảo trì đường bộ hết năm 2022. Giảm được 1 đồng cho doanh nghiệp trong thời điểm này cho doanh nghiệp cũng là quý”, ông Hùng nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...