Cổ phiếu nằm sàn la liệt, VN-Index đánh rơi gần 60 điểm

Nhà đầu tư đua “tháo chạy” trong phiên giao dịch chiều 15/4, khiến VN-Index có phiên giảm điểm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây...

Cổ phiếu nằm sàn la liệt, VN-Index đánh rơi gần 60 điểm

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch đầu tuần (15/4) với áp lực bán rất mạnh trên diện rộng. Lực bán tăng nhanh khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn. Chỉ số sàn HOSE giảm khoảng 10 điểm vào đầu phiên chiều, sau đó nới rộng đà giảm lên hơn 50 điểm trong vòng 20 phút. Áp lực bán tháo tăng vọt khiến thị trường "rơi tự do".

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/4, VN-Index giảm 59,99 điểm (-4,7%) xuống 1.216,61 điểm; chỉ số VN30-Index cũng mất 56,84 điểm (4,42%). Thanh khoản thị trường tăng đột biến, ghi nhận hơn 30.000 tỷ đồng trên HOSE, với nhóm VN30 giao dịch gần 15.000 tỷ. Giá trị vốn hóa HOSE cũng theo đó “bay màu” 244.000 tỷ đồng, tương ứng khoảng 10 tỷ USD, xuống còn 4,95 triệu tỷ đồng.

Mức giảm 4,7% của VN-Index đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất Châu Á ngày 15/4. Con số này thậm chí còn vượt trội các thị trường trong khu vực. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất của chứng khoán Việt Nam trong vòng 23 tháng, kể từ phiên 12/5/2022.

Toàn sàn HOSE có 40 mã tăng giá, 30 mã đứng giá tham chiếu và 475 mã giảm giá. Trong đó, cổ phiếu chứng khoán diễn biến cực kỳ bi đát khi hầu hết các mã đều giảm kịch sàn, bao gồm: SSI, VND, VCI, HCM, FTS, VIX, BSI, CTS, ORS, AGR, VDS.

Nhóm bất động sản thậm chí còn bi đát hơn, bởi số lượng cổ phiếu thuộc nhóm này rất lớn nhưng đa số cũng giảm kịch biên độ. Bộ đôi VHM - VIC nằm trong thiểu số cổ phiếu thoát khỏi cảnh "lau sàn" nhưng cũng giảm mạnh, lần lượt mất đi 4,72% và 2,99% giá trị. Sắc xanh cực kỳ hiếm hoi hiện lên ở QCG và KOS.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng sáng nay giao dịch trong sắc xanh nhẹ cũng đột ngột quay đầu lao dốc không phanh trong những phút cuối cùng.

Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng giảm sàn trong phiên như BID, CTG, LPB, VAB. Nhiều cổ phiếu đóng cửa với mức giảm hơn 6% gồm có: TCB (-6,33%), EIB (-6,34%), TPB (-6,42%), CTG (-6,82%), BID (-6,93%), VAB (-7,37%).

Cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB của Vietcombank cũng "bốc hơi" mạnh, giảm 2,75% trong phiên hôm nay.

anh-chup-man-hinh-2024-04-15-luc-153628-5731.png
Bảng điện tử trong phiên giao dịch ngày 15/4

Mã duy nhất trong nhóm ngân hàng đóng cửa trong sắc xanh là SHB. Tuy nhiên, SHB cũng đã quay đầu giảm mạnh so với mức tăng kịch trần sáng nay. Thanh khoản SHB tăng mạnh với 99 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, giá trị hơn 1.100 tỷ đồng. SHB cũng được khối ngoại giao dịch sôi động, mua vào hơn 9,4 triệu đơn vị trong khi bán ra hơn 6,7 triệu đơn vị, tương đương mua ròng gần 3 triệu cp.

Ở nhóm sản xuất, số mã giảm kịch sàn không ít, bao gồm một số cái tên khá đình đám như MSN, GVR, VGC, GEX, DBC, NKG, ANV, HSG, PAN, ASM. Các mã còn lại đa phần cũng giảm sâu. Cổ phiếu các ngành năng lượng, hàng không và bán lẻ cùng chung số phận.

Bên cạnh đó, cả HNX-Index và UPCoM-Index cũng ghi nhận mức điểm giảm lớn nhất trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, HNX-Index giảm 4,82%, tương đương 11,62 điểm, còn UPCoM-Index giảm 2,44%, tức 2,23 điểm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

VN-Index có thể vẫn giữ được quán tính tăng

Thị trường chứng khoán mở đầu tuần mới đầy khởi sắc khi VN-Index tăng gần 16 điểm, vượt qua vùng giá cao nhất kể từ đầu tháng 4 và tiến sát mốc tâm lý 1.300 điểm, tuy nhiên giới phân tích cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục rung lắc và phân hóa trong ngắn hạn, đặc biệt tại những vùng kháng cự mạnh...

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

VN-Index hướng tới vùng mục tiêu 1.275 – 1.313 điểm

Thị trường đã có tuần giao dịch đầu tháng 5 đầy khởi sắc, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm mạnh trong tháng 4 nhờ loạt thông tin tích cực từ diễn biến đàm phán thương mại, dù vậy, áp lực đang dần hiện hữu, khiến xu hướng sắp tới được dự báo sẽ giằng co hơn khi chỉ số tiến gần mốc 1.300 điểm...

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

”Vị đắng” của ngành bia đầu năm 2025

Chi phí đầu vào tăng cao, sức tiêu thụ suy yếu và chính sách mới siết chặt đã đẩy nhiều doanh nghiệp ngành bia vào một quý kinh doanh “đậm vị đắng”, khi lợi nhuận lao dốc và cổ phiếu giao dịch ảm đạm...

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê lập đỉnh, doanh nghiệp ồ ạt xây nhà máy chế biến

Giá cà phê liên tục lập đỉnh không chỉ đem lại lợi nhuận cho ngành xuất khẩu mà còn tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu. Một làn sóng xây dựng nhà máy quy mô lớn, đang lan rộng từ Tây Nguyên đến các vùng kinh tế trọng điểm khác nhau...

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Mỹ

Phố Wall "nín thở" theo dõi cuộc đối thoại Mỹ-Trung

Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong trạng thái ít biến động khi giới đầu tư dõi theo những phát biểu của Tổng thống Donald Trump về thuế quan với Trung Quốc ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại diễn ra vào cuối tuần này…

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...