Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: EIB dẫn đầu đà tăng cùng thanh khoản đột biến

Trong tuần giao dịch vừa qua (13/11 - 17/11), thị trường chứng khoán ghi nhận 16 mã cổ phiếu ngân hàng tăng, 8 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu…

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: EIB dẫn đầu đà tăng cùng thanh khoản cao tăng vọt
Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: EIB dẫn đầu đà tăng cùng thanh khoản cao tăng vọt

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã trải qua một tuần giao dịch “đầy cảm xúc”, nhất là trong phiên giao dịch ngày 17/11 khi phần lớn cổ phiếu trong nhóm này giảm điểm. Tuy nhiên, nhờ những phiên tăng điểm tích cực từ đầu tuần, toàn ngành ngân hàng vẫn ghi nhận 16 mã cổ phiếu tăng, 8 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu.

Ở chiều hướng tăng giá, cổ phiếu EIB của ngân hàng Eximbank dẫn đầu ngành ngân hàng với mức tăng 4,8%. Trong tuần, cổ phiếu này đã có phiên “tím trần”, rồi sau đó quay đầu điều chỉnh lại ở hai phiên cuối tuần, đóng cửa tại mức 18.600 đồng/cổ phiếu.

Theo sau EIB là cổ phiếu BVB của ngân hàng Bản Việt cùng mức tăng 2,6%, kết tuần tại mức giá 10.400 đồng/cổ phiếu. Mặc dù, “sắc xanh” trong tuần này vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên mức tăng của toàn ngành không lớn, đều đạt mức tăng dưới 2%.

Những mã cổ phiếu có mức tăng từ 1% trở lên đều là những ngân hàng sở hữu vốn hóa lớn, bao gồm: BID (+1,7%); ACB (+1,3%); KLB (+1,2%); MBB (+1,1%); CTG (+1%). Tương tự, một số cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến tích cực trong tuần như: VBB (+0,8%); NAB (+0,8%); VIB (+0,8%); ABB (+0,5%); SHB (+0,4%); OCB (+0,4%); LPB (+0,3%); TCB (+0,3%); VAB (+0,1%).

Ở chiều hướng giảm điểm, cổ phiếu SGB của Saigon Bank giảm nhiều nhất tuần qua với mức 3,1%, đóng cửa tại mức 13.300 đồng/cổ phiếu. Kế đến là cổ phiếu SSB của SeABank khi giảm tới 2,7%, kết tuần tại mức giá 23.150 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, các mã HDB, PGB và VPB lần lượt giảm 1,9%, 1,6% và 1,3%. 3 mã cổ phiếu ngân hàng còn lại là STB, VCB, MSB đều có mức điều chỉnh tương đối “nhẹ nhàng”, tương ứng giảm 0,5%, 0,5% và 0,4%.

Ảnh chụp Màn hình 2023-11-19 lúc 21.28.07.png
Thay đổi giá trong tuần giao dịch qua (13/11 - 17/11)

Trong tuần qua, thanh khoản của toàn ngành tiếp tục bùng nổ với 905 triệu cổ phiếu được giao dịch trong 5 phiên, tương đương với giá trị giao dịch đạt gần 18.500 tỷ đồng, cao hơn 20% so với tuần trước đó. Trong đó, STB tiếp tục đứng vị trí đầu với giá trị giao dịch đạt gần 3.000 tỷ đồng, đi ngang so với tuần trước.

Đáng chú ý, thanh khoản của cổ phiếu EIB tăng đột biến trong tuần này với mức 2.600 tỷ đồng, cao hơn 1.100 tỷ đồng so với tuần trước và cao gấp nhiều lần so với mức trung bình vài tuần trở lại. Cổ phiếu của ngân hàng Eximbank được giao dịch sôi động trên cả phương thức khớp lệnh lẫn thỏa thuận.

ACB, VPB và SHB là 3 mã đứng kế sau đó với giá trị giao dịch trong tuần qua xấp xỉ 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có MBB, HDB, VCB và TCB đạt thanh khoản trên 1.000 tỷ đồng.

VCB là mã cổ phiếu ngân hàng bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhiều nhất tuần qua với mức 155 tỷ đồng, cùng với đó bán ròng 89 tỷ đồng VPB và 88 tỷ đồng SHB. Trong khi ở chiều ngược lại, cổ phiếu của một ngân hàng Big 4 khác là CTG được khối ngoại mua ròng 64 tỷ đồng.

Sự kiện đáng chú ý nhất trong ngành ngân hàng tuần qua có lẽ là vụ việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.

Trong số này, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản. Bị can Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước, bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.

Nhóm bị can còn lại bị đề nghị truy tố về các tội tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Một sự kiện đáng chú ý khác là ngân hàng BIDV đã có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu là ngày 29/11/2023.

Ngân hàng này sẽ phát hành 642 triệu cổ phiếu BID, tương ứng với tỷ lệ phát hành là 12,69%, tức mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách được nhận 12,69 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021. Thời gian phân bổ cổ phiếu dự kiến trong tháng 12/2023. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ mức 50.585 tỷ đồng lên 57.004 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến được ngân hàng này dùng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, phân bổ vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng SeABank đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu SSB của ngân hàng với mục đích gia tăng sở hữu.

Giao dịch được dự kiến thực hiện từ ngày 17/11 - 15/12 bằng hình thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh. Kết phiên ngày 17/11 cổ phiếu SSB đứng ở mức 23.150 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo thị giá này bà Nga phải chi hơn 46 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.

Nếu giao dịch thành công, bà Nga sẽ nâng số cổ phiếu SSB sở hữu lên hơn 88,7 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 3,616% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Mới đây, Hội đồng quản trị ngân hàng PG Bank đã quyết định bổ nhiệm bà Đinh Thị Huyền Thanh (sinh năm 1981) là Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc của ngân hàng. Bà Đinh Thị Huyền Thanh là tiến sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng (Đại học Tổng hợp Maastricht, Hà Lan) và có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Trong quá trình công tác, bà đã từng đảm nhận các vị trí quan trọng tại ngân hàng RaboBank ở Hà Lan và Mỹ, cũng như tại ngân hàng Techcombank.

Đến tháng 7/2023, bà Đinh Thị Huyền Thanh gia nhập PG Bank với vai trò Giám đốc Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực. Tháng 8/2023, bà Huyền Thanh chính thức được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực kiêm Giám đốc Khối Quản trị và Phát triển nguồn nhân lực.

Xem thêm

EVN quyết định tăng giá điện, cổ phiếu ngành điện chịu “tác động kép” như thế nào?

EVN quyết định tăng giá điện, cổ phiếu ngành điện chịu “tác động kép” như thế nào?

Theo các chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh tăng giá điện của EVN được cho là không mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà máy điện nhưng sẽ tác động tích cực tới các cổ phiếu ngành điện. Ngược lại, giá vốn bán hàng tại một số doanh nghiệp như thép, hóa chất, giấy sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực...

Dòng tiền vẫn bám trụ tại một số nhóm ngành trong lúc VN-Index đi tàu lượn

VN-Index đi tàu lượn, dòng tiền sẽ bám trụ ở nhóm ngành nào?

Khi thị trường có sóng hồi phục hoặc sóng tăng mới thì ngành luôn được hưởng lợi và hút dòng tiền đó là dòng chứng khoán. Ngoài ra, một dòng hút dòng tiền rất mạnh nữa đó là dòng bất động sản, nhất là khi Chính phủ có những chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành này...

Vingroup muốn tách công ty con và lập công ty con mới vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng để tái cơ cấu sở hữu nội bộ

Vingroup tách công ty con và lập thêm công ty con mới vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng để tái cơ cấu sở hữu

Vingroup sẽ tách công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VS và thành lập một công ty con mới trên cơ sở tách doanh nghiệp. Công ty mới thành lập có tên là Công ty TNHH Thương mại và Kinh doanh VSN, vốn điều lệ dự kiến của VSN là gần 4.975 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 100% vốn...

Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...