Công bố dự án "cắm" ngân hàng: Người cười nụ, kẻ khóc thầm

Việc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM công bố danh 77 dự án thế chấp ngân hàng đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch bán hàng của các chủ đầu tư có dự án trong danh sách. Trong khi đó, một số dự án đ
Công bố dự án "cắm" ngân hàng: Người cười nụ, kẻ khóc thầm
Thị trường căn hộ TP. HCM đã bị chững lại trong thời gian qua một phần do xùm lùm xung quanh câu chuyện thế chấp ngân hàng xảy ra tại Dự án The Harmona. Khi vụ lùm xùm này chưa kịp qua đi, thì thị trường căn hộ TP. HCM lại bị giáng thêm một đòn đau nữa khi Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM công bố danh sách 77 dự án cầm cố tại ngân hàng.
Việc công bố danh sách 77 dự án này đã gây ra những tranh cãi trái chiều trong 2 tuần qua và ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch kinh doanh của nhiều chủ đầu tư.
Trao đổi với nhiều chủ đầu tư có dự án trong danh sách thế chấp ngân hàng, phóng viên đều nhận được lời từ chối hoặc trả lời chung chung: “xin phép không công bố thông tin tại thời điểm nhạy cảm này”.
Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Liêm, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai TP. HCM (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Sở sẽ công bố khoảng 10 dự án đã giải chấp trong số 77 dự án đã công bố. Như vậy, sẽ có những dự án được “giải oan”, nhưng vẫn còn khoảng 67 dự án nằm trong danh sách và theo đánh giá của các doanh nghiệp và chuyên gia, nếu không có sự phân loại khi công bố thông tin, thì việc “nước lụt chết cả làng” là điều khó tránh.
Danh sách các dự án đang được thế chấp tại ngân hàng có thể không dừng lại ở con số trên, bởi tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP. HCM khoá IX cuối tuần qua, ông Lê Văn Khoa, Phó chủ tịch UBND Thành phố cho biết, danh sách dự án thế chấp ngân hàng trên là chưa đủ.
Tuy nhiên, ông Khoa cho biết thêm, cuộc họp của Thường trực UBND Thành phố và các thành viên Ủy ban cùng Sở Tài nguyên và Môi trường vừa qua cũng tiếp tục nghiên cứu để công khai, minh bạch thêm các tiêu chí để công bố, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người dân và cả quyền lợi chính đáng của chủ đầu tư. Trong khi nhiều chủ đầu tư có dự án trong danh sách thế chấp ngân hàng vừa công bố đang đứng ngồi không yên, thì các dự án được cho là không cầm cố lại bán hàng khá tốt.
Ông Trương Anh Tú, Giám đốc Maketing Công ty Phúc Khang cho biết, dự án Diamond Lotus Riverside (quận 8) của doanh nghiệp này đang bán hàng khá tốt. “Trước khi mua, khách hàng hỏi rất kỹ về tình trạng pháp lý của dự án, đặc biệt là việc cầm cố ngân hàng, khi biết dự án không cầm cố, khách hàng đã yên tâm, tin tưởng hơn, giúp tiến độ bán hàng đạt chỉ tiêu”, ông Tú nói và cho biết, một dự án khác của Phúc Khang tại đường Luỹ Bán Bích, quận Tân Phú cũng đã bán được khoảng 40% của toàn dự án chỉ trong khoảng 4 - 5 tháng chào bán.
Ngoài các dự án của Phúc Khang, một số dự án khác cũng có tốc độ bán hàng tốt trong bối cảnh thị trường căn hộ đang chững lại nhờ tính pháp lý đầu đủ như Xi Grand Court (quận 10). Ông Trần Quang Cường, Giám đốc Phát triển Kinh doanh dự án cho biết: “Lợi thế của Xi Grand Court là pháp lý đầy đủ, là 1 trong 31 dự án được Sở Xây dựng công bố đủ điều kiện bán hàng.
Hơn nữa, chúng tôi đưa ra mức giá trung bình khoảng 41 triệu đồng/m2, là mức giá khá cạnh tranh so với các dự án trong khu vực. Hiện việc bán hàng của dự án rất thuận lợi”. Tương tự, Công ty Sơn Thuận cũng lên kế hoạch mở bán trở lại Dự án Southern Dragon. Đây là dự án duy nhất của quận Tân Phú xây xong mới mở bán, điều này chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư, giải toả tâm lý chủ đầu tư thiếu tiền phải "cắm" dự án trong suy nghĩ của khách hàng.
Việc được nhận nhà ở ngay trong năm 2016 cũng là điều kiện tốt để nhiều khách hàng lựa chọn dự án này. Hiện Southern Dragon đã cất nóc và chuẩn bị giao nhà vào cuối năm 2016 với hơn 600 căn trong tổng số 1.100 căn hộ đã có người mua.

Theo Trung Kiên/Đầu tư BĐS        

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…