Cuộc cách mạng robot tại Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ

Tác động của việc Trung Quốc sử dụng robot trong sản xuất sẽ không chỉ giới hạn trong biên giới nước này mà sẽ tác động đến cả kinh tế toàn cầu.
Cuộc cách mạng robot tại Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ

Trung Quốc đang lắp đặt nhiều robot hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, và điều này sẽ tác động không nhỏ đến các nước khác.

Theo Bloomberg, năm ngoái, Trung Quốc đã lắp đặt khoảng 90 nghìn robot, mức tăng 27% so với năm trước đó. Số lượng robot lắp đặt trong một năm như vậy cao hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Liên đoàn Robot quốc tế (IFR) còn ước tính tổng số robot mà Trung Quốc sản xuất ra sẽ tăng gấp đôi lên 160 nghìn vào năm 2019.

Cho đến hiện tại, với số lượng robot khủng khiếp cung cấp ra thị trường như trên, mức lương lao động của người Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng tiêu cực, tuy nhiên qua thời gian nó sẽ có tác động không chỉ đến Trung Quốc mà thậm chí cả thế giới.

Việc sử dụng thêm nhiều robot trong sản xuất sẽ có thể giúp tăng năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu, thế nhưng cùng lúc đó có thể nới rộng bất bình đẳng thu nhập, làm giảm tiêu dùng. Tác động của việc Trung Quốc sử dụng robot trong sản xuất sẽ không chỉ giới hạn trong biên giới nước này.

“Bằng việc đẩy cao phía nguồn cung và giảm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, khi hoạt động sản xuất được tự động hóa nhiều hơn, nó sẽ khiến kinh tế Trung Quốc còn phụ thuộc nhiều hơn nữa vào xuất khẩu, như vậy những hy vọng vào khả năng cân bằng nền kinh tế theo hướng phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa sẽ không còn nhiều căn cứ”, chuyên gia kinh tế thuộc Bloomberg, ông Tom Orlik và Fielding Chen nhận định.

Mức lương lao động Trung Quốc đã tăng khá nhanh trong thời gian qua. Mức lương của người lao động trong ngành sản xuất có bằng trung học tăng 53% trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, theo ước tính từ khảo sát của Hiệp hội Tài chính Tiêu dùng Trung Quốc.

“Việc sử dụng ngày một nhiều robot trong sản xuất hẳn là tin xấu cho người lao động có trình độ tay nghề trung bình, đặc biệt trong những ngành mà thao tác công việc chủ yếu mang tính lặp đi lặp lại. Ngoài ra, mức lương lao động ở Trung Quốc đã tăng quá nhanh, chính vì vậy, người lao động chỉ có thể giữ được việc làm nếu họ thực sự có kỹ năng làm việc đột phá”, ông Tom Orlik và Fielding Chen nhận xét.

Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch phát triển ngành sản xuất Trung Quốc mang tên “Made in China 2025” để nâng cấp trình độ kỹ thuật cho các nhà máy, trong đó robot được đặt ở vị trí phát triển trung tâm.

"Việc thay thế các nhân lực chuyên làm việc tại các dây chuyền lắp ráp cũng giúp Trung Quốc ứng phó tốt hơn với tình trạng dân số già khiến lực lượng lao động ngày một co hẹp.

Và tất nhiên, dù hoạt động sử dụng robot trong sản xuất tại Trung Quốc đang ngày một nhiều hơn, tiến gần hơn đến khả năng bắt kịp Hàn Quốc và Singapore, sẽ còn lâu thị trường robot Trung Quốc mới bão hòa, tỷ lệ sử dụng robot trong sản xuất tại Trung Quốc hiện vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của thế giới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi xướng cuộc cách mạng robot vào năm 2014, từ đó đến nay, người ta không khỏi lo ngại về tình trạng bất bình đẳng tăng cao khi robot được sử dụng nhiều, lợi nhuận càng tập trung nhiều hơn vào tay giới chủ trong khi đó người lao động mất việc. Hậu quả, tiêu dùng người dân tất yếu sụt giảm, kinh tế Trung Quốc khó có thể trông chờ vào tiêu dùng để cân bằng nền kinh tế.

Thị trường robot Trung Quốc hiện được ước tính có quy mô khoảng 11 tỷ USD. Trong đó, hơn một nửa thị phần vẫn thuộc về các công ty robot nước ngoài bao gồm Fanuc và Yaskawa của Nhật. Chính phủ Trung Quốc đang đặt mục tiêu cân bằng thị phần giữa các công ty sản xuất robot của Trung Quốc và nước ngoài.

Theo Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…