Grab xin giấy phép làm ngân hàng số, vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỷ USD

Grab và Singapore Telecommunications đang xin giấy phép cho một ngân hàng số hóa toàn diện, vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỷ USD.
Grab xin giấy phép làm ngân hàng số, vốn điều lệ tối thiểu 1,1 tỷ USD

Grab sẽ bắt tay với Singtel - hãng viễn thông lớn nhất Singapore trong thương vụ này. Khi đó, Grab sẽ sở hữu 60% cổ phần tại liên doanh, Singtel nắm 40% cổ phần. Thông báo này vừa được Grab công bố hôm qua (30/12). 

Liên doanh này đặt kế hoạch thành lập mục ngân hàng tiêu dùng số đầu tiên tại Singapore, cũng như hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít khả năng tiếp cận tín dụng.

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã công bố kế hoạch cấp giấy phép cho 5 ngân hàng số năm nay để tăng cường cạnh tranh và đổi mới sáng tạo. Trong đó, 2 sẽ được cấp cho ngân hàng số toàn diện và 3 giấy phép cho ngân hàng chỉ bán buôn, phục vụ đối tượng khách doanh nghiệp. MAS yêu cầu vốn điều lệ 1,1 tỷ USD với ngân hàng số toàn diện và gần 74 triệu USD với ngân hàng số bán buôn.

Kế hoạch này của Singtel và Grab được cho là nỗ lực tìm cách củng cố quyền lực của mình để tạo ra một ngân hàng kỹ thuật số mới cho người dân Singapore.

Cách đây vài năm, Grab và Singtel đã có những động thái trong lĩnh vực tài chính. Grab liên tiếp ra mắt các ứng dụng như Dash, VIA, GrabPay và GrabInsure trong khi đó Singtel đã nghiên cứu các giải pháp như eWallets và cho phép khách hàng sử dụng các eWallets đó để trả tiền mua hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.

Ở thời điểm này, Grab hiện là một trong những đơn vị vận hành mạng lưới kinh doanh trực tiếp lớn nhất Đông Nam Á từ gọi xe đến tài chính. Với startup này, ngân hàng số bổ sung cho nền hệ sinh thái dịch vụ dựa trên nền tảng gọi xe tăng trưởng nhanh chóng khắp khu vực.

Lợi thế của Grab so với các doanh nghiệp phi ngân hàng khác là đã có một phần mạng lưới thanh toán trực tuyến được xây dựng dưới thương hiệu GrabPay.

Grab đã mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực tài chính khắp Đông Nam Á khi có hợp tác với 60 tổ chức. Tại Malaysia, năm ngoái, Grab thành lập Grab Financial Group để cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, cho vay cá nhân.

Trong khi đó, Singtel đã phải chuyển hướng sang các dịch vụ tài chính khi mảng kinh doanh cốt lõi không còn nhiều dư địa. Hiện Singtel đã cung cấp dịch vụ thanh toán di động thông qua hợp tác với một số đối tác trong khu vực, trong đó có Thái Lan. CEO Singtel cho biết, ngân hàng số sẽ là một sự mở rộng tự của công ty dịch vụ tài chính di động hiện có.

Xem thêm

Grab sắp nhận thêm 500 triệu USD từ SoftBank

Grab sắp nhận thêm 500 triệu USD từ SoftBank

Theo Reuters, SoftBank đang chuẩn bị rót thêm 500 triệu USD vào nền tảng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á, tiếp tục dẫn đầu trong các tập đoàn, quỹ đầu tư rót vốn vào Grab.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...