Đà Nẵng: Nghịch lý, đất tái định nợ dân 359 lô, trong khi lại “thừa” 15.314 lô

Quỹ đất tái định cư (TĐC) tại TP. Đà Nẵng chưa bố trí là 15.314 lô, trong khi đó các quận huyện vẫn còn nợ 359 lô đất TĐC đối với các hộ giải tỏa đã bàn giao mặt bằng.
Đà Nẵng: Nghịch lý, đất tái định nợ dân 359 lô, trong khi lại “thừa” 15.314 lô

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn TP do Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng tổ chức chiều 29/7 nhằm đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là các dự án trọng điểm.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trên địa bàn TP tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Tiến độ GPMB một số dự án và tại một số địa phương còn rất chậm so với kế hoạch, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công. Kéo theo đó, việc giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm và thấp.

Đáng chú ý, hiện nay quỹ đất tái định cư (TĐC) đã có thực tế còn lại chưa bố trí mà Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng đang quản lý là 12.354 lô, nâng tổng cộng số lô đất còn lại chưa bố trí là 15.314 lô.

Trong khi đó, các quận huyện vẫn còn nợ 359 lô đất TĐC đối với các hộ giải tỏa đã bàn giao mặt bằng.

Lý giải về nghịch lý trên, Sở TN&MT Đà Nẵng cho rằng, quỹ đất TĐC trên địa bàn toàn TP còn thừa nhưng tập trung chủ yếu mặt cắt đường lớn và lô đất có vị trí mặt tiền. Các lô đất có mặt cắt đường 7,5m trở xuống đang thiếu cục bộ tại một số dự án.

Bên cạnh đó, phần lớn các hộ nợ đất tập trung tại các dự án dự án mới triển khai và do các hộ dân có nhu cầu bố trí tại chỗ hoặc gần khu vực giải tỏa nên sau khi giải tỏa mới thi công hạ tầng kỹ thuật và để kịp thời triển khai dự án UBND TP đã có chủ trương bố trí tái định cư trên sơ đồ. Ngoài ra có một số dự án tại địa bàn Hòa Liên do xử lý lún nên kéo dài thời gian thi công.

Trong khi đó, quỹ đất tái định cư nơi thừa, nơi thiếu, một số dự án không có quỹ đất gần khu vực giải tỏa nên phải bố trí tại các khu vực khác dẫn đến người dân không đồng thuận, phải liên tục điều chỉnh bổ sung phương án..

Với công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh: Hiện số lượng đất chưa bố trí còn quá nhiều, cần có cách làm khác.

Phải xác định rõ việc xây dựng các khu TĐC là dành cho các hộ bị giải tỏa nên có thể bố trí đất TĐC cho người dân bị giải tỏa từ dự án này sang khu vực dự án khác. Như vậy không phải dự án nào cũng phải có một khu TĐC riêng của dự án đó.

Thứ hai là việc xây dựng các khu đô thị TĐC phải bảo đảm đúng quy hoạch đã được duyệt, có tầm nhìn chiến lược và phải đảm bảo hạ tầng, chứ không thể chạy theo nhu cầu của người dân trong khu vực giải tỏa, rồi phá vỡ quy hoạch. Đối với các lô đất TĐC chưa bố trí thì có thể xem xét điều chỉnh quy hoạch, ghép thửa, hợp thửa để có thể làm thành những thiết chế về nhà ở, văn hóa, thể thao hợp lý hơn.

Yêu cầu công tác quản lý chặt chẽ, công khai minh bạch các thông tin cơ sở dữ liệu đất đai, các chính sách chủ trương của nhà nước; cùng với đó là các quy trình, thủ tục cụ thể, bảo đảm công tác này được chặt chẽ, công bằng …

 >>Đà Nẵng: 14 dự án nghỉ dưỡng vi phạm xây dựng tại quận Ngũ Hành Sơn

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…