Đại diện Taliban tới gặp chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh

Một phái đoàn Taliban đã tới gặp đại diện đặc biệt của Trung Quốc tại Bắc Kinh để thảo luận về các cuộc đàm phán hoà bình với Hoa Kỳ, người phát ngôn của lực lượng Taliban cho biết.
Đại diện Taliban tới gặp chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh

Cuộc họp vào ngày Chủ Nhật, diễn ra sau khi TT Hoa Kỳ Donald Trump huỷ bỏ sát giờ cuộc đàm phán với Taliban mà nhiều người hy vọng sẽ mở đường cho một thoả thuận hoà bình mở rộng với chính phủ Afghanistan và chấm dứt cuộc chiến dai dẳng 18 năm.

Suhail Shaheen, phát ngôn viên của Taliban tại Qatar, đăng trên tài khoàn Twitter của mình về việc phái đoàn gồm 9 thành viên Taliban, dẫn đầu là ông Mullah Baradar, đã đến Bắc Kinh và gặp ông Deng Xijun, đại diện đặc biệt của Trung Quốc tại Afghanistan.

Qatar là nơi Taliban và Hoa Kỳ tổ chức các cuộc đàm phán hoà bình trong năm qua.

Ông Shaheen cho biết: “Nếu TT Mỹ không thể cam kết với lời hứa của mình, hay thất hứa, thì ông ta sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho bất kỳ vụ đổ máu hay tranh đấu tại Afghanistan.”

Phát biểu tại Bắc Kinh vào thứ Hai (23/9), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang xác nhận việc ông Mullah Baradar và một số trợ lý đã đến Trung Quốc để trao đổi trong những ngày gần đây. “Các quan chức liên quan thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có trao đổi với ông Baradar về tình hình tại Afghanistan và thúc đẩy tiến trình hoà bình, hoà giải tại Afghanistan.”

Trong tuần tới, Afghanistan sẽ có cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư kể từ khi các lực lượng do Hoa Kỳ lãnh đạo đã lật đổ Taliban khỏi quyền lực từ năm 2001. Các cuộc bầu cử ngày càng có được tầm quan trọng lớn kể từ khi các cuộc đàm phán hoà bình sụp đổ, bởi các cuộc đàm phán này có thể dẫn đến việc thành lập một chính phủ lâm thời, điều mà giờ đây trở thành một viễn cảnh xa vời.

Vào tháng 6, trước khi các cuộc đàm phán hoà bình bị tan vỡ, một nhóm đại diện Taliban khác đã tới Trung Quốc để gặp mặt chính phủ nước này. Vào thời điểm đó, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao cho biết, Trung Quốc ủng hộ việc người Afghanistan tự giải quyết các vấn đề của họ thông qua đàm phán, và chuyến viếng thăm là một phần quan trọng giúp Trung Quốc thúc đẩy các cuộc đàm phán hoà bình.”

Trung Quốc, một đồng minh thân cận của Pakistan, đã tăng cường mối quan hệ kinh tế và chính trị với Kabul và đang sử dụng sức ảnh hưởng của mình để cố gắng đưa hai nước láng giềng đến gần nhau hơn.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…