“Đại gia” xe điện Trung Quốc tuyên chiến với các đối thủ phương Tây

Nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất Trung Quốc, BYD, đã lên tiếng kêu gọi các công ty EV đồng hương đoàn kết và "bóp nghẹt" sự cạnh tranh của các đối thủ phương Tây…

Xe điện BYD
Xe điện BYD

Nhà sáng lập BYD, Wang Chuanfu, đã đưa ra tuyên bố kêu gọi sự đoàn kết giữa các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc để có thể giành lấy sự thống trị thị trường toàn cầu từ tay những đối thủ phương Tây.

Trong bài thuyết trình trực tiếp được công bố sau khi BYD cán mốc doanh số 5 triệu xe điện, nhà sáng lập Wang Chuanfu nhấn mạnh rằng: “Thời của các thương hiệu Trung Quốc đã đến. 1,4 tỷ người dân Trung Quốc có nhu cầu được thấy những thương hiệu Trung Quốc trở nên toàn cầu”.

Trên thực tế, đã có những dấu hiệu cho thấy các thương hiệu xe hơi phương Tây đang gặp phải sự cạnh tranh lớn từ nhiều nhà cung cấp có chiến lược nhanh nhạy và nguồn lực tốt của Trung Quốc.

Điều kiện thị trường chậm lại ở Trung Quốc đã dẫn đến việc các nhà sản xuất ô tô đang phát triển của nước này tìm đến phương Tây để thu hút khách hàng mới.

Có thể nói, Trung Quốc đã đổ xô vào lĩnh vực EV nhanh với nhiều vốn hơn so với các thương hiệu phương Tây. Họ được hỗ trợ bởi nhà nước và một chiến lược nguồn cung bao gồm hệ sinh thái công nghiệp toàn quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn là nước kiểm soát phần lớn công suất nhà máy lọc lithium, một khoáng chất quan trọng để sản xuất pin EV. Họ cũng có quyền truy cập vào than chì và các thành phần khác, trong khi nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới dành cho xe điện nằm ở thành phố Ninh Đức thuộc tỉnh Phúc Kiến.

Tất cả những yếu tố này đặt Trung Quốc vào một vị thế vững chắc để đối đầu với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.

BYD đã vượt qua Tesla để trở thành nhà sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới trong mảng xe hybrid cắm điện vào năm ngoái. Công ty nhắm mục đích vượt xa thương hiệu của tỷ phú Elon Musk trên cả những chiếc xe hoàn toàn chạy bằng pin vào năm 2023.

BYD.png
BYD đứng đầu thế giới về doanh số bán xe Plugin vào năm 2022

Cựu giám đốc điều hành Aston Martin, ông Andy Palmer, cho biết các nhà sản xuất ở châu Âu và Mỹ phải đối mặt với mối nguy thực sự ngay trong lúc này.

“Trung Quốc có có một thị trường nội địa rộng lớn mang lại lợi thế kinh tế theo quy mô, bên cạnh đó, các công ty xe điện cũng được chính phủ hỗ trợ để vươn ra thế giới. Điều đó có ý nghĩa gì đối với các nhà sản xuất ô tô châu Âu? Theo tôi, các nhà sản xuất châu Âu sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn bao giờ hết. Rất có thể một số sẽ khó tồn tại được trong quá trình xoay trục sang điện khí hóa”, ông Palmer nhận định.

Vào tháng trước, ông chủ của tập đoàn Vauxhall - chủ sở hữu hãng xe điện Stellantis đã cảnh báo về một “cuộc xâm lược” của ô tô điện Trung Quốc.

Ông Carlos Tavares cho biết Stellantis phải đối mặt với một “viễn cảnh tàn khốc” khi phải cạnh tranh với những chiếc ô tô do Trung Quốc sản xuất có giá thành rẻ hơn tới một phần tư.

Ông Tavares không phải là người duy nhất nêu lên mối lo ngại, bởi các giám đốc điều hành khác tin rằng Mỹ và châu Âu đang có các phản ứng quá chậm chạp.

Ô tô có thể được sản xuất bằng năng lượng xanh hơn ở châu Âu, điều này có nghĩa là chúng sẽ nhận được sự ưu đãi hơn. Đây cũng là điểm mạnh mà các nhà sản xuất ô tô phương Tây cạnh tranh khi Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc vào thép sử dụng nhiều carbon.

Một nhân vật giấu tên trong ngành cho biết ô tô do Trung Quốc sản xuất sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn, trong khi xe sản xuất tại châu Âu sẽ được đỡ được gánh nặng thuế quan vì sản xuất xanh hơn.

Xem thêm

Xe điện ô tô Trung Quốc: Đối mặt với nguy cơ vỡ "bong bóng"

Xe điện ô tô Trung Quốc: Đối mặt với nguy cơ vỡ "bong bóng"

Thị trường ô tô điện Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ trong thập kỷ nhờ được thúc đẩy bởi chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, gần đây, có những dấu hiệu cho thấy thị trường này đang chịu áp lực với tình trạng vỡ "bong bóng"...

Có thể bạn quan tâm