Doanh nghiệp quy mô càng lớn, càng khó chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu, để hoàn thiện quá trình này những doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là về quy mô…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chuyển đổi số đang là một xu thế
Chuyển đổi số đang là một xu thế

Hiện nay, chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp tiềm năng tăng trưởng cao; tích hợp dữ liệu và phân tích thông minh; tạo ra giá trị cho khách hàng; thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống; tăng khả năng kết nối và tương tác; đổi mới liên tục để giữ vững vị thế cạnh tranh.

Doanh thu công nghệ thông tin đạt 148 tỷ đồng

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông có 92% doanh nghiệp đã quan tâm, thậm chí đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, cũng có 98% doanh nghiệp kỳ vọng sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ chuyển đổi số như giúp giảm chi phí (67%), giảm tiếp xúc trực tiếp (52%), nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (42%)…

Trong năm 2022, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam đạt 148 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2021, gấp 24 lần so với năm 2009, tương đương 6,2 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 đạt bình quân 10,5%/năm, cao hơn 1,5 - 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong đại dịch Covid-19, trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quy mô lớn nhất của cả nước.

Đặc biệt, ở năm 2022, Việt Nam đã hình thành đội ngũ doanh nghiệp công nghệ số với hơn 70.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Công nghiệp ICT bao gồm các lĩnh vực về phần cứng điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin.

Đến nay, nhiều doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường dịch vụ phần mềm thế giới. Việt Nam thường xuyên được các tổ chức có uy tín đánh giá và xếp hạng cao trong danh sách các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về dịch vụ ủy thác phần mềm xuất khẩu. Năm 2022, Việt Nam được xếp thứ 6/60 về gia công dịch vụ phần mềm theo đánh giá của AT. Kearney.

Theo khảo sát của Tập đoàn tư vấn NeoIT có trụ sở tại Hoa Kỳ, TP.HCM và Hà Nội được xếp vào nhóm các thành phố dịch vụ ủy thác hấp dẫn nhất thế giới. Một số các sản phẩm phần mềm đóng gói thương hiệu Việt bắt đầu chiếm lĩnh thị phần trong nước. Hiện tại, có hơn 38.000 doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin và phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việt Nam dẫn đầu các nước Đông Nam Á về tỷ lệ doanh nghiệp cấp chứng chỉ sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn CMMi, trong đó có 6 doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi mức độ 5 là mức độ cao nhất.

Ảnh màn hình 2023-07-26 lúc 23.48.39.png
Những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số

Tuy nhiên, ngoài những kết quả đang đạt được, các doanh nghiệp tham gia công cuộc chuyển đổi số hiện nay, đang gặp khá nhiều thách thức. Ngay cả khi doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn kinh phí đáng kể cũng sẽ gặp khó trong khi vận hành này.

Khó cho cả doanh nghiệp “khủng”

Thảo luận về quá trình chuyển đổi số tại hội thảo "Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước, cơ hội và thách thức" do Báo điện tử VOV tổ chức, ông Nguyễn Khắc Trung, Trưởng ban Ngân hàng số Agribank cho biết, là một ngân hàng có 100% vốn nhà nước, thời gian qua quá trình chuyển đổi số đã đạt được những thành tích nhất định.

Trước đây khách hàng phải đến quầy mở tài khoản, giao dịch thì hiện nay số lượng khách hàng giao dịch số chiếm đến hơn 93%. Điều này đòi hỏi ngân hàng buộc phải thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Quá trình chuyển đối số của ngân hàng cũng gặp những thách thức, khó khăn. Với đặc trưng chung của các doanh nghiệp nhà nước là phụ thuộc lớn vào hành lang quy định, thông tư nên việc đầu tư các dự án chuyển đổi số mất rất nhiều thời gian. Thực tế có những giải pháp từ lúc đặt vấn đề đến khi triển khai thực hiện đã thấy lỗi thời, từ lý thuyết đến thực tế rất lâu.

“Đặc biệt, đa số các doanh nghiệp nhà nước lớn có số lượng nhân viên đông đảo như Agribank có đến gần 40.000 nhân viên với 2.300 chi nhánh trên toàn quốc. Nếu như trước đây là ưu điểm, thì nay lại là 1 trong những thách thức của quá trình chuyển đổi số khi cần đầu tư nhiều hơn, chi phí lớn hơn”, ông Nguyễn Khắc Trung phân tích

Ông Nguyễn Khắc Trung cho rằng, bên cạnh hạ tầng số, dữ liệu số, cần phát triển văn hóa số. Theo đó quyết tâm chuyển đổi số phải thống nhất từ lãnh đạo đến nhân viên của mỗi doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Agribank xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, sống còn của ngân hàng.

Ngoài ra, ông Trung còn cho biết thêm, hiện các doanh nghiệp vẫn đang thiếu lượng lớn nhân lực số phục vụ quá trình chuyển đổi số, do vậy cần xem xét đẩy mạnh hơn nữa quá trình đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số cũng như có mức đãi ngộ phù hợp cho nhóm nhân lực chất lượng cao

Đồng quan điểm trên, ông Bùi Trung Thành, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số tại Base.vn (Tập đoàn FPT) cũng thừa nhận, những thách thức doanh nghiệp nhà nước đối mặt trong quá trình chuyển đổi số đó là quy mô lớn, được đầu tư từ khá lâu, các nghiệp vụ và quy trình đã ổn định lâu dài nên khó khăn trong chuyển đổi mô hình, trong vận hành, trong ứng dụng công nghệ mới. Quy trình đầu tư, đặc biệt là công nghệ của doanh nghiệp nhà nước gặp phải nhiều khó khăn về mặt thủ tục, hiệu quả đầu tư…

Vì vậy, để chuyển đổi số, ông Thành cho rằng, doanh nghiệp nhà nước cần chuyển đổi tư duy, định hướng của doanh nghiệp từ trung tâm sản xuất sang việc lấy khách hàng làm trung tâm.

Theo ông Thành, doanh nghiệp chuyển đổi số các quy trình hoạt động giúp tăng năng suất, tăng hiệu quả. Tạo không gian để nhân sự chuyển đổi, tăng cường các kỹ năng mới trong tác nghiệp, trong phát triển sản phẩm, trong dịch vụ khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cần lắng nghe phản hồi khách hàng để kịp thời chuyển đổi, tăng trải nghiệm khách hàng. Sáng tạo sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới.

2Q7A8325.JPG
Ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng giám đốc VOV

Chia sẻ về điều này, ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng giám đốc VOV nhấn mạnh, doanh nghiệp nhà nước thường rất lớn, và quy mô càng to, mỗi bước đi của quá trình chuyển đổi lại càng khó. Để chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước trước tiên cần có sự quyết tâm của người đứng đầu, cần sự thay đổi về mặt tư duy, đẩy mạnh đầu tư và thay đổi về phương thức. Ngoài ra, quá trình làm nếu không có đánh giá, nhìn nhận lại, thì mỗi bước đi đều là mò mẫm. Do đó quá trình này cũng không thể thiếu sự dẫn dắt, tư vấn của các chuyên gia.

Có thể bạn quan tâm