Doanh nghiệp Việt Nam rốt ráo tìm đường sang thị trường nước ngoài

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng UOB, cứ 10 doanh nghiệp Việt Nam thì có hơn 9 nơi đang tìm kiếm cơ hội mở rộng sang thị trường nước ngoài trong 3 năm tới...

10-chot-10-1629122912982153773373.jpeg
Doanh nghiệp Việt tăng đầu tư ra nước ngoài

Theo nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2023 của UOB (Doanh nghiệp SME & Doanh nghiệp lớn), trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch toàn cầu, ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế và xúc tiến kế hoạch mở rộng sang thị trường nước ngoài.

Cụ thể, nghiên cứu cho thấy 89% doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong năm 2022 là tích cực. Đây là tỷ lệ cao nhất trong khu vực ASEAN. Tâm lý kinh doanh tích cực được thúc đẩy nhờ tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong năm 2022 khi 91% doanh nghiệp tại Việt Nam có doanh thu tăng trong năm 2022. Khảo sát cũng cho thấy 87% doanh nghiệp tại Việt Nam có triển vọng tích cực trong năm 2023.

THÁCH THỨC TỪ LẠM PHÁT, QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Mặc dù vẫn lạc quan về triển vọng năm 2023, ưu tiên hàng đầu của các công ty được khảo sát là giảm chi phí, khai thác cơ sở khách hàng mới, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, bổ túc/nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động hiện có và phát triển nguồn doanh thu mới.

Giảm chi phí là ưu tiên hàng đầu vì lạm phát cao đã ảnh hưởng đến 94% doanh nghiệp được khảo sát vào năm 2022 đối với cả doanh nghiệp lớn (doanh thu từ 180 tỷ đồng đến dưới 5,5 nghìn tỷ đồng) và doanh nghiệp nhỏ hơn (doanh thu dưới 180 tỷ đồng).

Nghiên cứu cho thấy 57% doanh nghiệp được khảo sát chịu ảnh hưởng từ chi phí nguyên vật liệu tăng và 56% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ chi phí hoạt động tăng.

Để giảm thiểu tác động của lạm phát, cứ 2 doanh nghiệp tại Việt Nam thì có hơn 1 doanh nghiệp chú trọng nâng cao năng suất và 45% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ áp dụng cắt giảm chi phí trong các hoạt động của công ty.

Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhận thấy tác động đến chuỗi cung ứng của họ. Hơn một nửa doanh nghiệp cho biết chuỗi cung ứng của họ đã bị ảnh hưởng bởi các vấn đề địa chính trị và nhận thấy chi phí cung ứng tăng cao là thách thức chính trong việc quản lý chuỗi cung ứng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các biện pháp hỗ trợ hàng đầu cho việc quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các ưu đãi thuế hoặc hoàn thuế, tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài trợ hoặc trợ cấp và cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành, có liên kết với chính phủ hoặc có quy mô lớn.

SỐ HOÁ CÓ VAI TRÒ QUAN TRỌNG

Nghiên cứu cho thấy cứ 10 doanh nghiệp ở Việt Nam thì có gần 9 doanh nghiệp đã áp dụng số hóa ở ít nhất một bộ phận. 86% doanh nghiệp dự tính sẽ chi nhiều hơn cho số hóa trong năm 2023.

Số hóa tạo ra tác động tốt hơn cho doanh nghiệp bằng cách cải thiện năng suất để giảm thiểu tác động của lạm phát đối với hoạt động kinh doanh của họ, giúp doanh nghiệp tập trung lấy khách hàng làm trọng tâm hơn thông qua các nỗ lực tiếp cận khách hàng cũng như cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

mytel-15816558220131385442058.jpeg
Mytel, một trong những dự án thành công của doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài.

Theo bà Phạm Như Anh, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán buôn, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết, một thách thức chính đối với số hóa là khuyến khích các doanh nghiệp mới bắt đầu tiếp tục hành trình số hóa của mình, mở rộng từ một hoặc một vài phòng ban sang toàn bộ doanh nghiệp.

"Chúng tôi hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong việc nắm bắt công nghệ kỹ thuật số và duy trì khả năng cạnh tranh trong kỷ nguyên số. Là một ngân hàng hàng đầu trong khu vực, vai trò của chúng tôi là hỗ trợ toàn diện cho khách hàng doanh nghiệp, không chỉ cung cấp các giải pháp tài chính kỹ thuật số mà còn trang bị cho họ các công cụ, kiến thức và nguồn lực cần thiết để thành công trên thị trường kỹ thuật số”, bà Như Anh chia sẻ.

CÒN NHIỀU THÁCH THỨC

Gần 9 trong 10 doanh nghiệp tại Việt Nam đang tìm cách mở rộng sang thị trường nước ngoài trong 3 năm tới. Nhu cầu mở rộng ra nước ngoài đang dẫn đến sự quan tâm cao hơn đối với các nền tảng thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới. Cứ 10 doanh nghiệp thì có hơn 6 doanh nghiệp tỏ ra 'rất quan tâm' đến việc sử dụng các nền tảng như vậy.

Hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ có động lực mở rộng ra nước ngoài để tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận và xây dựng danh tiếng với tư cách là một doanh nghiệp quốc tế. 72% doanh nghiệp tại Việt Nam nhắm đến khu vực Đông Nam Á cho kế hoạch mở rộng trong tương lai. Thái Lan, Singapore và Malaysia là những điểm đến ưa thích trong khu vực Đông Nam Á của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, một số thách thức đang kìm hãm các doanh nghiệp trong việc mở rộng ra thị trường nước ngoài bao gồm: (i) Thiếu khách hàng ở các thị trường mới; (ii) Khó tìm được đối tác phù hợp để hợp tác; (iii) Thiếu nhân sự/chuyên môn nội bộ để thúc đẩy mở rộng ra nước ngoài.

Bà Như Anh cho biết, ngân hàng UOB tin tưởng vào tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và luôn nỗ lực để giúp họ thành công trong việc mở rộng sang thị trường nước ngoài.

"Bằng cách tận dụng mạng lưới rộng lớn của mình trong khu vực ASEAN, chúng tôi mang đến các giải pháp và cơ hội phù hợp để phát triển. Chúng tôi hiểu những thách thức đặc biệt mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi tiếp cận thị trường nước ngoài và hợp tác chặt chẽ với họ để hỗ trợ giảm thiểu các rủi ro cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về quy định. Với nhiều nguồn lực như tài trợ thương mại, các giải pháp quản lý tiền mặt cùng các nền tảng kỹ thuật số, chúng tôi giúp tạo dựng nền móng vững chắc để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài", bà Như Anh nói.

Tính bền vững được coi là yếu tố quan trọng bởi 94% doanh nghiệp được khảo sát. Cứ 2 doanh nghiệp thì có 1 doanh nghiệp cho biết họ đã bắt đầu thực hiện các hoạt động mang tính bền vững. Hơn một nửa số doanh nghiệp coi tính bền vững là quan trọng vì nó giúp cải thiện danh tiếng của công ty và thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có một số rào cản trong việc áp dụng tính bền vững như lo ngại về việc tăng chi phí sản phẩm/dịch vụ đối với người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và thiếu các lựa chọn tốt về tài chính bền vững.

“Điều đầu tiên và quan trọng nhất, tính bền vững không phải là một xu hướng nhất thời, đó là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp. Các chi phí gia tăng phát sinh từ việc theo đuổi tính bền vững có thể tác động tức thì đến lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó khiến việc theo đuổi tính bền vững trở nên kém hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ dài hạn, doanh nghiệp sẽ nhìn ra những giá trị chiến lược để sớm bắt đầu hành trình phát triển bền vững của mình”, bà Như Anh chia sẻ

UOB đã khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp trong khu vực Châu Á từ tháng 12/2022 đến tháng 1/2023. Lần đầu tiên, cuộc khảo sát được mở rộng ra ngoài phạm vi Singapore để khảo sát các công ty tại các thị trường trọng điểm khác của Ngân hàng tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc Đại lục và Đặc khu Hành chính Hồng Kông. Tại Việt Nam, nghiên cứu đã khảo sát 505 doanh nghiệp trên cả nước với phần lớn tập trung tại Tp.HCM và Hà Nội.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...